Dự kiến: Từ ngày 01/7/2022, ai sẽ được tăng lương? Mức tăng lương tối thiểu vùng được quy định là bao nhiêu?
Từ 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động đi làm tại doanh nghiệp thay đổi như thế nào?
- Đối với người lao động bình thường:
Theo mức tăng 6% lương tối thiểu vùng mới được Hội đồng Tiền lương quốc gia công bố và căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thay đổi như sau:
+ Mức 4.680.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
- Đối với người lao động đã qua đào tạo:
Giả sử người lao động làm việc qua học nghề, đào tạo nghề vẫn tiếp tục được nhận thêm ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên, cụ thể mức lương tối thiểu mà người lao động qua học nghề, đào tạo nghề nhận được như sau:
+ Mức 5.010.00 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 4.450.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.480.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Đối tượng nào được tăng mức lương tối thiểu vùng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng để tăng mức tối thiểu vùng như sau:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì các đối tượng theo Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP này là những đối tượng được tăng mức lương tối thiểu vùng.
Từ 1/7 ai sẽ được tăng lương? Mức tăng lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu được áp dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương:
- Khi người lao động làm thêm giờ,
- Làm việc vào ban đêm,
- Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại,
- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại.
- Các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Xử phạt về việc doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu như sau:
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân. Như vậy, về việc xử phạt đối với việc doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ mức thấp nhất 40.000.000 VNĐ đến mức cao nhất là 150.000.000 VNĐ.
Ngoài ra, còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 90/2019/NĐ-CP này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?