Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Hiệp định RCEP là hiệp định gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) định nghĩa các khái niệm đến Hiệp định RCEP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
2. Nước Thành viên là các nước thành viên của Hiệp định RCEP."
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trong Hiệp định RCEP là gì?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trong Hiệp định RCEP như sau:
"Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại."
Theo đó, có thể thấy biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp là các biện pháp nhằm mục đích phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BCT về việc thực hiện biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:
"Điều 4. Thông báo
1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 07 ngày cho bên liên quan về kế hoạch và nội dung điều tra tại chỗ để xác minh các thông tin do bên liên quan cung cấp với điều kiện việc thông báo không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra vụ việc theo quy định.
2. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
3. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước Thành viên liên quan, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mật Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp."
Về phương pháp tính toán biên độ phá giá được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BCT như sau:
"Điều 5. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá
Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP , Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP."
Về công bố các dữ liêu trọng yếu được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) như sau:
"Điều 6. Công bố các dữ liệu trọng yếu
1. Chậm nhất 10 ngày trước khi có Quyết định cuối cùng, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ công bố bằng văn bản các dữ liệu trọng yếu trong dự thảo kết luận điều tra cuối cùng. Các bên liên quan có quyền đưa ra ý kiến trong thời gian quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Cơ quan điều tra sẽ xem xét và phản hồi ý kiến của các bên liên quan trong kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc.
2. Dữ liệu trọng yếu bao gồm một số dữ liệu làm cơ sở quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định về thông tin mật theo pháp luật hiện hành."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?