Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Đường bộ 2024 quy định về bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ như sau:

(1) Bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

- Bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ gồm bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ và được thực hiện theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

- Kết quả thực hiện bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường bộ phải được ghi chép và lập hồ sơ; người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình đường bộ;

- Việc áp dụng hình thức bảo dưỡng đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đấu thầu.

(2) Sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định như sau:

Sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất để khắc phục hư hỏng, xuống cấp phát sinh trong thời gian vận hành, khai thác, sử dụng bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ, hạn chế việc xuống cấp của kết cấu hạ tầng đường bộ.

- Sửa chữa định kỳ bao gồm:

+ Sửa chữa khiếm khuyết, hư hỏng công trình, hạng mục công trình, thiết bị, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ về thời hạn hoặc tần suất khai thác, sử dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;

+ Bổ sung báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông đường bộ và các hạng mục công trình, thiết bị công trình khác để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đang khai thác;

+ Sửa chữa, nâng cấp kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ; mua sắm bổ sung vật tư dự phòng phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

+ Sửa chữa, nâng cấp hệ thống quản lý giao thông thông minh; trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến đường cao tốc; phương tiện, thiết bị, hệ thống công nghệ phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình đường bộ; hệ thống quản lý, vận hành giao thông đường bộ; hệ thống thu phí; công trình kiểm soát tải trọng xe.

- Sửa chữa đột xuất bao gồm:

+ Sửa chữa khắc phục điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ;

+ Sửa chữa khắc phục hậu quả thiên tai;

+ Sửa chữa khi bộ phận công trình bị hư hỏng đột xuất trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng và các trường hợp cần thiết khác để bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông trong thời gian vận hành, khai thác, sử dụng.

Lưu ý: Việc sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng lưu lượng, tải trọng khai thác và tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định của Luật Đường bộ 2024.

Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào?

Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Việc kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đánh giá an toàn công trình được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 35 Luật Đường bộ 2024 quy định về kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:

- Việc kiểm tra chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ gồm các công việc tuần đường, tuần kiểm và các công việc kiểm tra khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;

- Việc quan trắc, kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng đường bộ và đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Phương thức đầu tư bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ là phương thức gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Luật Đường bộ 2024 quy định về bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ đầu tư theo phương thức như sau:

Trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ
...
4. Việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về xây dựng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong giai đoạn vận hành, khai thác, khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà chưa hoàn thành các thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân, trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ do cơ quan ký kết hợp đồng thực hiện.

Như vậy, việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Lưu ý:

- Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

- Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 của Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

- Luật Giao thông đường bộ 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 Luật Đường bộ 2024.

Hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thanh tra đường bộ trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
4 nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 15/8/2024 tại Thông tư 08 gồm những gì?
Pháp luật
Chi phí thuê tư vấn lập Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thể tạm ứng từ nguồn nào?
Pháp luật
Có được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hay không?
Pháp luật
Từ ngày 1/1/2025, khi bảo dưỡng, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường bộ cần phải tuân thủ quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhận biết trạm dừng nghỉ là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dựa trên tiêu chuẩn nào? Nâng cấp trạm dừng nghỉ thì có làm thay đổi nguyên giá trạm dừng nghỉ không?
Pháp luật
Kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương pháp nào và bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì có những nguyên tắc kiểm tra nào? Ai có quyền kiểm tra vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì? Việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạ tầng giao thông đường bộ
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
1,399 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào