Từ ngày 15/6/2024 thời hạn sử dụng của Thẻ thanh tra là bao lâu? Mã số Thẻ thanh tra được quy định như thế nào?
Từ ngày 15/6/2024 thời hạn sử dụng của Thẻ thanh tra là bao lâu? Mã số Thẻ thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định thời hạn sử dụng của Thẻ thanh tra như sau:
Sử dụng Thẻ thanh tra
…
2. Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra là 05 năm kể từ ngày cấp.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định điều kiện, hình thức, thời hạn cấp Thẻ thanh tra như sau:
Điều kiện, hình thức, thời hạn cấp Thẻ thanh tra
1. Thanh tra viên được cấp có thẩm quyền xem xét, đề nghị cấp Thẻ thanh tra sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên. Chưa xem xét cấp thẻ đối với người trong thời gian tạm giam, thi hành kỷ luật hoặc có thông báo về việc xem xét kỷ luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, đạo đức công vụ của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người không còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ thanh tra có thời hạn sử dụng đến thời điểm nghỉ hưu.
Như vậy, thời gian sử dụng Thẻ thanh tra là 05 năm kể từ ngày cấp. Đối với người không còn đủ thời gian công tác 05 năm thì chỉ cấp Thẻ thanh tra có thời hạn sử dụng đến thời điểm nghỉ hưu.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định Mã số Thẻ thanh tra nêu rõ:
- Khi được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, mỗi Thanh tra viên được cấp một mã số Thẻ thanh tra gồm:
+ Chữ cái in hoa và hai chữ số để phân biệt cơ quan sử dụng Thanh tra viên thuộc tỉnh hoặc thuộc Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban cơ yếu Chính phủ. Mã số Thẻ thanh tra được thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ về Danh mục mã số các cơ quan nhà nước.
+ Số thứ tự Thanh tra viên có 04 chữ số, bắt đầu từ 0001.
Ví dụ: Mã số thẻ là A29 - 0026 thì A29 là mã số của cơ quan thanh tra Chính phủ; 0026 là số thứ tự cấp thẻ của Thanh tra viên.
- Mã số Thẻ thanh tra chỉ thay đổi (được cấp mã số mới) trong trường hợp Thanh tra viên chuyển công tác sang cơ quan khác không cùng mã số với cơ quan sử dụng Thanh tra viên.
Như vậy, trên mỗi Thẻ thanh tra sẽ được cấp một mã số thẻ theo quy định để phân biệt cơ quan sử dụng Thanh tra viên thuộc tỉnh hay thuộc Bộ.
Từ ngày 15/6/2024 thời hạn sử dụng của Thẻ thanh tra là bao lâu? Mã số Thẻ thanh tra được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn thanh tra được quy định trong bao lâu?
Căn cứ Điều 47 Luật Thanh tra 2022 quy định về thời hạn thanh tra như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Như vậy, thời hạn thanh tra được thực hiện trong thời gian như sau:
- Thanh tra Chính phủ:
+ Tối đa 60 ngày (trường hợp bình thường).
+ Gia hạn 1 lần tối đa 30 ngày (trường hợp phức tạp).
+ Gia hạn lần 2 tối đa 30 ngày (trường hợp đặc biệt phức tạp).
- Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh:
+ Tối đa 45 ngày (trường hợp bình thường).
+ Gia hạn 1 lần tối đa 30 ngày (trường hợp phức tạp).
- Thanh tra sở, Thanh tra huyện:
+ Tối đa 30 ngày (trường hợp bình thường).
+ Gia hạn 1 lần tối đa 15 ngày (trường hợp phức tạp hoặc địa hình khó khăn).
Lưu ý: Thời gian tạm dừng thanh tra theo Điều 70 Luật Thanh tra 2022 không tính vào thời hạn thanh tra.
Gia hạn thời hạn thanh tra trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 48 Luật Thanh tra 2022 quy định gia hạn thời hạn thanh tra như sau:
Gia hạn thời hạn thanh tra
1. Các trường hợp phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Phải thực hiện trưng cầu giám định hoặc phải xác minh, làm rõ vụ việc có yếu tố nước ngoài thuộc nội dung, phạm vi tiến hành thanh tra;
b) Cần xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
c) Khi đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hợp tác, cản trở, chống đối, gây khó khăn cho hoạt động thanh tra làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh tra.
2. Các trường hợp đặc biệt phức tạp được gia hạn thời hạn thanh tra bao gồm:
a) Cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương;
b) Cuộc thanh tra có ít nhất 02 yếu tố quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.
4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi đến Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, thời hạn thanh tra được gia hạn trong 02 trường hợp: trường hợp phức tạp và trường hợp đặc biệt phức tạp theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?