Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu? Thắc mắc của chú Thao ở Quảng Ninh.

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài
Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
1. 30% đối với ngân hàng thương mại;
2. 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.

Theo đó, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng cụ thể như sau:

- 30% đối với ngân hàng thương mại;

- 150% đối với tổ chức tín dụng khác.

Khi vay ngắn hạn nước ngoài tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định như sau:

Tỷ lệ bảo đảm an toàn
1. Khi vay ngắn hạn nước ngoài, bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
2. Khi vay trung, dài hạn nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các Tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài đến thời điểm cuối tháng gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành hướng dẫn về quản lý ngoại lý ngoại hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn;
b) Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có trách nhiệm tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản phát hành;
c) Bên đi vay là tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định cho các nhóm đối tượng này tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi vay ngắn hạn nước ngoài, tổ chức tín dụng có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-NHNN.

Từ ngày 15/8/2023, giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Thỏa thuận vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có phải lập thành văn bản không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, quy định như sau:

Thỏa thuận vay nước ngoài
1. Thỏa thuận vay nước ngoài là một hoặc tập hợp một số văn bản ghi nhận thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay một khoản tiền hoặc tài sản (trong trường hợp vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng cho thuê tài chính) để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (nếu có thỏa thuận về lãi).
2. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp là thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên ký kết thỏa thuận vay;
b) Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thỏa thuận vay nước ngoài phải được lập thành văn bản, trường hợp thỏa thuận dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, trừ quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài quy định tại Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Khoản vay ngắn hạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến ra sao? Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài khoản truy cập như thế nào?
Pháp luật
Bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài của doanh nghiệp có bắt buộc phải đính kèm Phương án sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài không?
Pháp luật
Mẫu bảng kê các nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách lập bảng kê các nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài?
Pháp luật
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được chuyển đổi khoản vay ngắn hạn sang khoản vay dài hạn không? Nếu được thì trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký Khoản vay dài hạn được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hiện nay các khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 (một) năm có cần phải đăng ký không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thể dùng khoản vay ngắn hạn nước ngoài cho mục đích dài hạn không? Trường hợp không được mà vẫn vi phạm thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lãi suất khoản vay ngắn hạn nước ngoài không có bảo lãnh của Chính phủ được các bên thỏa thuận với mức 0% thì có vi phạm không?
Pháp luật
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoản vay ngắn hạn
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,116 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoản vay ngắn hạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoản vay ngắn hạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào