Từ ngày 20/07/2022 sẽ áp dụng Mẫu kết luận giám định tư pháp mới tại Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Kết luận giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định như sau:
“Điều 32. Kết luận giám định tư pháp
1. Kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
c) Thông tin xác định đối tượng giám định;
d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Phương pháp thực hiện giám định;
g) Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
2. Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định tư pháp thì ngoài chữ ký, họ, tên của người giám định, người đứng đầu tổ chức còn phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp.
Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thực hiện giám định thì người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
3. Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.”
Ngoài ra theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về kết luận giám định tư pháp như sau:
"Điều 7. Kết luận giám định
Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định.
Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a và 04b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ."
Như vậy, việc kết luận giám định tư pháp được quy định như trên.
Từ ngày 20/07/2022 sẽ áp dụng Mẫu kết luận giám định tư pháp mới tại Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Thay thế mẫu kết luận giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
"Điều 2. Thay thế Mẫu kết luận giám định (Mẫu 04b)
Thay thế Mẫu kết luận giám định (Mẫu 04b) ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL bằng Mẫu kết luận giám định (Mẫu 04b) ban hành kèm theo Thông tư này"
Căn cứ theo Mẫu số 04b ban hành kèm Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL như sau:
Hướng dẫn điền mẫu số 04b kết luận giám định tư pháp như sau:
(1) Tên cơ quan tiếp nhận trưng cầu.
(2) Số văn bản trưng cầu (hoặc yêu cầu) giám định.
(3) Số Quyết định về việc tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp theo hình thức giám định tập thể (hoặc Hội đồng giám định).
(4) Địa điểm hành chính nơi diễn ra việc thực hiện giám định.
(5) Người đứng đầu cơ quan tiếp nhận trưng cầu. Trường hợp cơ quan tiếp nhận trưng cầu là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký xác nhận và sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Như vậy mẫu 04b kết luận giám định tư pháp được quy định như trên.
Những trường hợp nào không được thực hiện giám định tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
"Điều 34. Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định."
Như vậy, các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp được quy định cụ thể như trên.
Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?