Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đất ở đến 50 triệu đồng/hộ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
- Nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như thế nào?
- Đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nào được hỗ trợ vay vốn đất ở?
- Điều kiện được hỗ trợ vay vốn đất ở như thế nào?
- Các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như thế nào?
- Trách nhiệm cơ quan nhà nước và khách hàng trong hỗ trợ vay vốn đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc cho vay vốn và vay vốn
1. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đúng đối tượng, đủ điều kiện, rõ ràng, công khai, minh bạch; rà soát để hướng dẫn nguyên tắc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn theo quy định tại Nghị định này hoặc lựa chọn áp dụng chính sách vay vốn có mức ưu đãi cao nhất đối với khách hàng đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chi phí học nghề.
2. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Khách hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng vay vốn tại Nghị định này và đủ điều kiện vay vốn của nhiều chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh thì được lựa chọn vay vốn tại một hoặc nhiều chương trình tín dụng nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ."
Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đất ở đến 50 triệu đồng/hộ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nào được hỗ trợ vay vốn đất ở?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về đối tượng được hỗ trợ vay vốn như sau:
"Điều 8. Đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn hỗ trợ đất ở bao gồm:
1. Hộ nghèo dân tộc thiểu số.
2. Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi."
Theo đó, có 2 nhóm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đất ở bao gồm: Hộ nghèo dân tộc thiểu số và Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Điều kiện được hỗ trợ vay vốn đất ở như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về điều kiện để đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói trên được hỗ trợ vay vốn đất ở như sau:
"Điều 9. Điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay."
Các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như thế nào?
Theo quy định từ Điều 10 đến Điều 13 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như sau:
"Điều 10. Mục đích sử dụng vốn vay
Khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí để có đất ở.
Điều 11. Mức cho vay
Mức cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/hộ.
Điều 12. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.
Điều 13. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay bằng 3%/năm.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay."
Theo đó, hỗ trợ vay vốn đất ở đến 50 triệu đồng/hộ cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời hạn thỏa thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.
Lãi suất cho vay bằng 3%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Trách nhiệm cơ quan nhà nước và khách hàng trong hỗ trợ vay vốn đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền chính sách, tổ chức, triển khai theo quy định tại Nghị định này.
2. Phê duyệt dự án dược liệu quý và danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi theo quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV, Chương V, Chương VI Nghị định này.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai minh bạch, tránh chồng chéo, lợi dụng, trục lợi chính sách."
Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm theo quy định tại Điều 39 Nghị định 28/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 39. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Hướng dẫn hồ sơ vay vốn, quy trình và thủ tục cho vay đối với các đối tượng vay vốn theo quy định, đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, công khai, minh bạch.
2. Thực hiện cho vay các chính sách tín dụng đảm bảo đúng đối tượng, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này.
3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của đối tượng vay vốn, bảo đảm vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay.
4. Báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Dân tộc trước ngày 31 tháng 7 năm 2023 về tình hình, kết quả thực hiện chính sách trong giai đoạn 2022 - 2023 và đề xuất nhu cầu triển khai giai đoạn 2024 - 2025.
5. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền chính sách, tổ chức, triển khai theo quy định tại Nghị định này."
Khách hàng vay vốn có trách nhiệm theo quy định tại Điều 40 Nghị định 28/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 40. Trách nhiệm của khách hàng vay vốn
1. Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định tại Nghị định này, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
2. Khách hàng vay vốn không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sử dụng đất sản xuất, nhà ở trong thời gian còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?