Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đến 02 tỷ đồng/khách hàng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số?
Đối tượng nào được hỗ trợ vay vốn tham gia vào chuỗi giá trị?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về đối tượng được hỗ trợ vay vốn như sau:
"Điều 32. Đối tượng vay vốn
Đối tượng vay vốn bao gồm:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số."
Theo đó, đối tượng vay vốn bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo và Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
Từ ngày 26/4/2022, hỗ trợ vay vốn đến 02 tỷ đồng/khách hàng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số?
Điều kiện được hỗ trợ vay vốn tham gia vào chuỗi giá trị?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về điều kiện để đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói trên được hỗ trợ vay vốn tham gia vào chuỗi giá trị như sau:
"Điều 33. Điều kiện vay vốn
Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Đối với hộ nghèo, cận nghèo:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo đáp ứng điều kiện vay vốn theo chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đang triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội, có tên trong danh sách thành viên tham gia chuỗi giá trị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Được thành lập, hoạt động hợp pháp, có phương án sử dụng vốn vay để tham gia chuỗi giá trị và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận tham gia vào chuỗi giá trị.
b) Được Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia thẩm định phương án vay vốn trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm."
Các yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như thế nào?
Theo quy định từ Điều 34 đến Điều 36 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về mục đích sử dụng vốn vay, mức cho vay, thời hạn cho vay và lãi suất cho vay như sau:
"Điều 34. Mục đích sử dụng vốn vay
Khách hàng vay vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.
Điều 35. Mức cho vay, thời hạn cho vay
1. Mức cho vay, thời hạn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này áp dụng theo quy định hiện hành về chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Mức cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị tối đa là 02 tỷ đồng/khách hàng. Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.
Điều 36. Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này bằng 50% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất cho vay hộ cận nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này bằng 50% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đối với hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay."
Theo đó, mức cho vay, thời hạn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này áp dụng theo quy định hiện hành về chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức cho vay đối với doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị tối đa là 02 tỷ đồng/khách hàng. Thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.
Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này bằng 50% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay hộ cận nghèo, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị theo Nghị định này bằng 50% lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh đối với hộ cận nghèo quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 28/2022/NĐ-CP về nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất như sau:
"Điều 5. Nguồn vốn cho vay và cơ chế cấp bù lãi suất
1. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Giai đoạn 2022 - 2023: số tiền 9.000 tỷ đồng từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ bảo lãnh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
b) Giai đoạn 2024 - 2025: Trên cơ sở báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn vốn thực hiện chính sách giai đoạn 2024 - 2025.
2. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2021 - 2025 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện Nghị định trong giai đoạn 2022 - 2023 là nguồn 2 nghìn tỷ đồng quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15; giai đoạn sau năm 2023 được bố trí từ nguồn chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (nếu có)."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?