Từ ngày 31/07/2023, du học sinh Việt Nam không còn phải báo cáo, cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh có đúng không?
- Từ ngày 31/07/2023, du học sinh Việt Nam không còn phải báo cáo, cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh có đúng không?
- Đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh được tiến hành như thế nào?
- Du học sinh Việt Nam có quyền và trách nhiệm gì khi đi đào tạo tại nước ngoài?
Từ ngày 31/07/2023, du học sinh Việt Nam không còn phải báo cáo, cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh có đúng không?
Ngày 15/06/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT nhằm bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Tại Điều 1 Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ toàn bộ một số thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm các Thông tư sau đây:
- Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
- Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT quy định Thông tư 12/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 31/07/2023.
Như vậy, từ ngày 31/07/2023, Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài sẽ bị bãi bỏ.
Ngoài ra Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bị bãi bỏ, du học sinh Việt Nam không còn phải báo cáo, cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.
Từ ngày 31/07/2023, du học sinh Việt Nam không còn phải báo cáo, cập nhật thông tin trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh có đúng không?
Đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh được tiến hành như thế nào?
Tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT quy định về đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh như sau:
- Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn.
- Chậm nhất 30 ngày sau khi đến nước ngoài học tập, lưu học sinh phải đăng ký thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi. Lưu học sinh đăng ký thông tin theo hướng dẫn tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn.
- Trường hợp lưu học sinh tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nước ngoài có nhu cầu công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc chuyển về nước học tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giải quyết trên cơ sở thông tin do lưu học sinh đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.
Ngoài ra tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu lưu học sinh phải gửi báo cáo trong thời gian học tập ở nước ngoài:
- Lưu học sinh học bổng phải gửi báo cáo tiến độ học tập kèm theo kết quả học tập hoặc báo cáo tiến độ nghiên cứu có nhận xét của giáo viên hướng dẫn cho cơ quan chủ quản (đối với lưu học sinh đã có cơ quan công tác) và cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học. Báo cáo tiến độ học tập hoặc báo cáo tiến độ nghiên cứu là cơ sở để cấp học bổng cho lưu học sinh trong thời gian học tập tiếp theo. Báo cáo tiến độ học tập thực hiện theo Mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo Quy chế.
- Lưu học sinh tự túc cập nhật thông tin tối thiểu 06 tháng một lần hoặc khi có sự thay đổi vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh tại địa chỉ: https://lhsvn.vied.vn.
Du học sinh Việt Nam có quyền và trách nhiệm gì khi đi đào tạo tại nước ngoài?
Quyền lợi và trách nhiệm của du học sinh Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2014/TT-BGDĐT một số nội dung được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 34/2017/TT-BGDĐT như sau:
- Quyền lợi của lưu học sinh
+ Lưu học sinh có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc, được cơ sở giáo dục nước ngoài xác nhận sẽ được ưu tiên trong việc xét chọn và tạo điều kiện để tiếp tục học ở trình độ cao hơn.
+ Lưu học sinh được về nước thực tập, thu thập tài liệu để phục vụ chương trình học tập; được nghỉ hè, nghỉ lễ theo quy định của cơ sở giáo dục; trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nước thứ ba), mời thân nhân đến thăm nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý.
+ Lưu học sinh được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian lưu trú học tập ở nước ngoài; trường hợp có nhu cầu giải quyết những vấn đề về lãnh sự (hộ chiếu, thị thực) và những vấn đề về tư pháp (đăng ký kết hôn, khai sinh) được Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm của du học sinh Việt Nam
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nước ngoài và quy định của cơ quan chủ quản (nếu có); giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại.
+ Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Bộ Ngoại giao. Tích cực tham gia các hoạt động do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức. Thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh, báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
+ Lưu học sinh học bổng phải thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp có lý do chính đáng phải thay đổi thời gian học, ngành học, nước đi học, cơ sở giáo dục thì thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài.
+ Lưu học sinh học bổng không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp thì phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?