Tự ý phá niêm phong hàng hóa ngoài địa bàn hoạt động hải quan sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng và buộc đưa sản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ 22/7/2022?

Tôi muốn hỏi về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới bị xử phạt hành chính như thế nào? Các quy định mới về việc xử phạt tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới?

Vi phạm quy định về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định tại như sau:

"Điều 13. Vi phạm các quy định về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới
1. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới mà tại thời điểm kiểm tra không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
h) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản này nhưng không vượt quá mức phạt tối đa quy định tại Nghị định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xảy ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan sau:
a) Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hàng hóa chưa được phép của cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật;
b) Tự ý phá niêm phong hàng hóa;
c) Không bảo đảm nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hoặc hàng hóa được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát theo quy định của pháp luật.
..."

Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới bị xử phạt hành chính như thế nào? Các quy định mới về việc xử phạt tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới?

Tự ý phá niêm phong hàng hóa ngoài địa bàn hoạt động hải quan sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng và buộc đưa sản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ 22/7/2022?

Các quy định xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

"Điều 13. Vi phạm các quy định về tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới
...
4. Hình thức phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp hàng hóa đã được xác định có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp;
b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này đối với hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này."

Các quy định về xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả được quy định như trên.

Các quy định mới về việc xử phạt tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sửa đổi, bổ sung như sau;

"12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm e, điểm g khoản 1 như sau:
“e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;”.
b) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 5 như sau:
“d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này.”.

Như vậy, các quy định mới về việc xử phạt tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới được quy định như trên. Cụ thể, hành vi tự ý phá niêm phong hàng hóa ngoài địa bàn hoạt động hải quan sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng và buộc đưa sản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ 22/7/2022.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2022.

Hàng hóa ở khu vực biên giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tự ý phá niêm phong hàng hóa ngoài địa bàn hoạt động hải quan sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng và buộc đưa sản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam từ 22/7/2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa ở khu vực biên giới
3,155 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa ở khu vực biên giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa ở khu vực biên giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào