Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2024 được tổ chức vào thời gian nào? Chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là gì?
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức vào thời gian nào?
Theo Công văn 3214/BTNMT-BHĐVN-TTTT 2024, thời gian tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới năm 2024 như sau:
Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực và quyết tâm phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, đồng thời với bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển.
Như vậy, Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2024 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức vào thời gian nào? Chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là gì? (Hình ảnh Internet)
Chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là gì?
Theo Công văn 3214/BTNMT-BHĐVN-TTTT 2024, chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 như sau:
Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác đinh chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”.
Như vậy, chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển.
Để tổ chức thành công Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nội dung được hướng dẫn tại Công văn 3214/BTNMT-BHĐVN-TTTT 2024
Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển như sau:
- Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Như vậy, trên đây là 03 nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển.
Quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển ra sao?
Căn cứ Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Như vậy, trên đây là 06 chính sách quản lý và bảo vệ biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?