Tuyển chọn người hiến máu: Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm, lấy máu toàn phần, thành phần máu như thế nào?

Cho tôi hỏi: Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm, lấy máu toàn phần, thành phần máu khi tuyển chọn người hiến máu như thế nào? Câu hỏi của anh Đa đến từ Bình Định.

Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm khi tuyển chọn người hiến máu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm tuyển chọn người hiến máu như sau:

- Các mẫu máu dùng cho các xét nghiệm phải được lấy từ người hiến máu cùng thời điểm lấy máu, thành phần máu hoặc lấy trực tiếp từ túi máu, túi thành phần máu.

- Mẫu máu phải được gắn mã số tương ứng với mã số của túi máu, thành phần máu được lấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

Tuyển chọn người hiến máu: Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm, lấy máu toàn phần, thành phần máu như thế nào?

Tuyển chọn người hiến máu: Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm, lấy máu toàn phần, thành phần máu như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với việc lấy máu toàn phần, thành phần máu tuyển chọn người hiến máu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định yêu cầu đối với việc lấy máu toàn phần, thành phần máu tuyển chọn người hiến máu như sau:

- Trước khi lấy máu, thành phần máu phải kiểm tra, đối chiếu chủng loại, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn và thành phần chống đông của túi lấy máu (bao bì đựng máu).

- Túi lấy máu phải được gắn mã số theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

- Việc lấy máu phải bảo đảm vô trùng, an toàn cho người hiến máu.

- Thể tích máu lấy theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT và phải phù hợp với lượng dung dịch chống đông có sẵn trong túi lấy máu.

- Bảo đảm truy nguyên được các thông tin liên quan đến đơn vị máu, thành phần máu: mã số, thể tích máu thực tế, thời điểm, thời gian, tên nhân viên lấy máu, thành phần máu.

- Trường hợp thể tích máu lấy ít hoặc nhiều hơn 10% so với quy định cho mỗi loại túi lấy máu hoặc có các bất thường khác trong quá trình lấy máu, nhân viên lấy máu phải ghi cảnh báo trên túi máu bằng bút mực bền màu hoặc dán nhãn riêng để xem xét và xử lý riêng.

Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt như sau:

- Việc xét nghiệm sàng lọc HIV-1 và HIV-2, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C đối với đơn vị máu trước khi truyền bằng phương pháp xét nghiệm nhanh chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Chỉ áp dụng với các cơ sở y tế ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

+ Chỉ áp dụng với các đơn vị máu toàn phần; không áp dụng với các đơn vị thành phần máu.

+ Bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu và có ghi trong hồ sơ bệnh án.

+ Đã liên hệ với cơ sở truyền máu gần nhất, nhưng không có đơn vị máu hòa hợp hoặc thời gian nhận máu từ cơ sở truyền máu gần nhất không đáp ứng yêu cầu cấp cứu người bệnh.

+ Người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án về việc đồng ý truyền đơn vị máu chỉ sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh, sau khi đã được nhân viên y tế giải thích về nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra.

+ Xác nhận của người phụ trách khoa, phòng khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được ủy quyền về việc không có đơn vị máu phù hợp lưu trữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc không đủ so với nhu cầu điều trị và ghi hồ sơ bệnh án xác nhận việc cho phép thực hiện xét nghiệm nhanh tại thời điểm cần phải truyền máu cấp cứu.

- Trong trường hợp áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 26/2013/TT- BYT về việc xét nghiệm đơn vị máu bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện như sau:

+ Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện truyền đơn vị máu chỉ sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các xét nghiệm quy định tại Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT và phải lưu mẫu xét nghiệm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

+ Trong trường hợp không có khả năng thực hiện các xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 và điểm a khoản 2 Điều 15 Thông tư 26/2013/TT- BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải gửi mẫu huyết thanh, huyết tương của đơn vị máu đã truyền đến cơ sở khác có khả năng thực hiện xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT trong thời gian chậm nhất là 07 ngày kể từ thời điểm thực hiện truyền máu chỉ sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm nhanh.

+ Phải lưu mẫu huyết thanh của đơn vị máu đã truyền tại cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo không có khả năng thực hiện xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT và cũng không thể gửi đến các cơ sở khác làm xét nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 26/2013/TT- BYT, được sử dụng đơn vị máu đã sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Người hiến máu đã được xét nghiệm sàng lọc theo quy định của Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT trong thời gian không quá 12 tháng tính đến thời điểm hiến máu với các phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phải âm tính và được lưu trữ tại cơ sở tiếp nhận hiến máu;

+ Đơn vị máu hiến phải được làm xét nghiệm nhanh sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C với kết quả các xét nghiệm đều phải âm tính.

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Pháp luật
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đi xăm mình về có được hiến máu tình nguyện hay không? Hỗ trợ ăn uống nhẹ tại chỗ và quà tặng cho người hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Pháp luật
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào Ngày Hiến máu Thế giới 14/6 của người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Ngày Quốc tế người hiến máu là ngày nào trong năm? Người lao động có được xin nghỉ phép để hưởng ứng ngày này hay không? Có được X4 lương trong ngày này hay không?
Pháp luật
Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện được hiểu như thế nào? Nam cân nặng 45kg có hiến máu tình nguyện được hay không?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện sau này cần máu thì có được truyền máu miễn phí hay không? Mức chi cho công tác đi lại để tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến máu tình nguyện
1,927 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào