Tuyển sinh cao đẳng, đại học ngành Giáo dục mầm non: Dự kiến cơ sở đào tạo thi tuyển sinh phải đáp ứng điều kiện gì?
Muốn tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, tại Chương II Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định về Tổ chức thi tuyển sinh cụ thể như sau:
Cơ sở đào tạo tổ chức thi tuyển sinh phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định về cơ sở đào tạo tổ chức thi tuyển sinh cụ thể là:
1. Các kỳ thi phục vụ xét tuyển do cơ sở đào tạo tự tổ chức, hoặc do một nhóm cơ sở đào tạo hợp tác tổ chức và giao một cơ sở đào tạo chủ trì (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo tổ chức thi).
(2) Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác thi đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác tuyển sinh;
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác tuyển sinh;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
(3) Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng kí dự thi.
(4) Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Đề thi tuyển sinh như thế nào?
Tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định về đề thi tuyển sinh cụ thể như sau:
(1) Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
(2) Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần môn toán hoặc ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học bắt buộc khác trong chương trình THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo.
(3) Phạm vi đánh giá của đề thi chủ yếu nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực cốt lõi của chương trình THPT; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực nhận thức, tư duy; phân loại được năng lực học tập, mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.
(4) Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng hoàn toàn mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi, phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
(5) Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).
Tổ chức thi tuyển sinh
Quy chế thi tuyển sinh như thế nào?
Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định về quy chế thi tuyển sinh cụ thể như sau:
(1) Quy chế thi phải được hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo tổ chức thi thông qua và được hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo ký ban hành, làm căn cứ để tổ chức thực hiện các công tác trước, trong và sau kỳ thi, tuân thủ những yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này.
(2) Nội dung của quy chế thi phải bao gồm những quy định về:
- Phạm vi tuyển sinh, đối tượng và điều kiện dự thi;
- Đề cương đề thi và hình thức thi;
- Các quy trình tổ chức kỳ thi và nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia (chuẩn bị cho kỳ thi, tổ chức đăng ký dự thi, làm đề thi, coi thi, chấm thi…);
- Các biện pháp bảo mật và chống gian lận trong kỳ thi;
- Chế độ công khai, báo cáo và lưu trữ;
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sự cố, xử lý vi phạm.
(3) Quy chế thi phải được tập huấn cho tất cả những người tham gia công tác thi và phổ biến đầy đủ cho thí sinh dự thi.
Đề án tổ chức thi tuyển sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định về đề án tổ chứ thi tuyển ính:
(1) Đề án tổ chức thi do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo tổ chức thi ban hành, thể hiện trách nhiệm giải trình và những cam kết của cơ sở đào tạo đối với cơ quan quản lý nhà nước, thí sinh và toàn xã hội về mục đích và các điều kiện bảo đảm chất lượng của kỳ thi; đáp ứng những yêu cầu chung và nguyên tắc cơ bản quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này.
(2) Đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Mục đích, tính chất của kỳ thi (kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập hay kỳ thi bổ trợ);
- Kế hoạch tổ chức thi và danh sách các cơ sở đào tạo hợp tác hoặc đã công bố sử dụng kết quả thi;
- Thông tin và minh chứng cho việc đáp ứng đầy đủ năng lực tổ chức thi theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Nội dung quy chế thi (dưới dạng phụ lục hoặc đường dẫn tới tài liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo);
- Hướng dẫn cụ thể cho thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký dự thi và tham gia thi, trong đó có quy định mức thu dịch vụ tổ chức thi.
(3) Đề án tổ chức thi có thể được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triển khai, nhưng không được gây bất lợi cho thí sinh hoặc làm giảm đi cơ hội tiếp cận kỳ thi thuận lợi và công bằng cho những thí sinh quan tâm.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về tổ chức thi tuyển sinh. Trân trọng!
Chi tiết nội dung Dự thảo Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?