Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Chốt thi ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ trong năm học 2023 - 2024 có đúng không?
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Chốt thi ba môn trong năm học 2023 - 2024 có đúng không?
Sáng 22.2, ông Trương Việt Dũng, Chánh văn phòng UBND TP.Hà Nội, cho biết UBND thành phố đã ban hành văn bản về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2023 - 2024.
Hôm 16/2, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội tổ chức khảo sát, lấy ý kiến trực tuyến về số môn thi vào lớp 10 công lập. Hai lựa chọn được đưa ra gồm thi ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc thêm môn thứ tư. Sau khi chọn một trong hai phương án, người được hỏi có thể đưa ra ý kiến khác (nếu có). Theo kết quả được cơ quan này công bố tối 20/2, trong số người tham gia khảo sát, cơ bản chọn phương án thi ba môn.
Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra với ba môn Toán, Văn và Ngoại ngữ (thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn). Như vậy, hai năm liên tiếp, kỳ thi này không có môn thứ tư.
UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 đảm bảo công khai, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, chống tiêu cực, tránh áp lực cho học sinh..
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Chốt thi ba môn trong năm học 2023 - 2024 có đúng không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 cần những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 quy chế tuyển sinh trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định hồ sơ tuyển sinh lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Tuyển sinh vào lớp 10 có thể được thực hiện qua những phương thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
b) Thi tuyển;
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Theo đó, Tuyển sinh vào lớp 10 có thể được thực hiện qua các phương thức tuyển sinh như sau:
- Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó
- Thi tuyển
- Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên
1. Tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
b) Học sinh là người dân tộc rất ít người;
c) Học sinh khuyết tật;
d) Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.
Sở giáo dục và đào tạo quy định điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, gồm:
a) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
b) Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
c) Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Đối tượng được cộng điểm khuyến khích.
Sở giáo dục và đào tạo quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích.
Như vậy theo quy định trên đối tượng được tuyển thẳng vào trung học phổ thông bao gồm:
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh là người dân tộc rất ít người;
- Học sinh khuyết tật;
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?