Ứng dụng VNeID là gì? Hướng dẫn kích hoạt VNeID 2024 nhanh chóng nhất? Khai thác thông tin của công dân qua VNeID ra sao?
VNeID là gì? Hướng dẫn kích hoạt VNeID 2024 nhanh chóng nhất?
VNelD là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dưới đây là hướng dẫn kích hoạt VNeID 2024 nhanh chóng nhất:
Bước 1: Tải ứng dụng và kích hoạt VNeID (kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID)
Bước 2: Nhập số định danh cá nhân (số CCCD gắn chíp) và số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản định danh điện tử. Sau đó chọn “Gửi yêu cầu”.
Bước 3: Điền mã OTP vừa được gửi về từ số điện thoại vừa nhập.
Bước 4: Thiết lập mật khẩu
Để tạo mật khẩu, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Độ dài: Mật khẩu phải từ 8 đến 20 ký tự.
Loại ký tự: Mật khẩu phải bao gồm cả chữ viết hoa, chữ viết thường, số và ít nhất 1 ký tự đặc biệt (! @ # $ ^ * ( ) –).
Bước 5: Thiết lập mã passcode
Lưu ý nhớ mã passcode 6 chữ số gồm các số từ 0 đến 9 để truy cập tài khoản an toàn.
Bước 6: Thiết lập câu hỏi bảo mật
Hoàn thành các câu hỏi bảo mật để bảo vệ tài khoản của bạn.
Những câu trả lời này sẽ được sử dụng để xác minh danh tính của bạn trong các trường hợp cần thiết theo yêu cầu bảo mật của ứng dụng.
Bước 7: Hoàn thành kích hoạt tài khoản VNeID.
Ứng dụng VNeID là gì? Hướng dẫn kích hoạt VNeID 2024 nhanh chóng nhất? Khai thác thông tin của công dân qua VNeID ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn khai thác thông tin của công dân qua VNeID thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
3. Khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia
a) Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc điểm a khoản này đăng nhập vào Ứng dụng định danh quốc gia để khai thác thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng định danh quốc gia; việc khai thác thông tin phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác thông qua Ứng dụng định danh quốc gia.
...
Theo đó, việc khai thác thông tin của công dân qua VNeID thực hiện như sau:
(1) Công dân đã được cấp căn cước điện tử đăng nhập vào Ứng dụng VNeID để khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng VNeID;
(2) Tổ chức, cá nhân không thuộc (1) đăng nhập vào Ứng dụng VNeID để khai thác thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn trên Ứng dụng VNeID; việc khai thác thông tin phải được sự đồng ý của chủ thể thông tin cần khai thác thông qua Ứng dụng VNeID.
Có bao nhiêu phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì có 04 phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước, cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức sau được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng VNeID hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin:
(i) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
(ii) Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
(iii) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;
- Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng VNeID;
- Tổ chức không thuộc quy định tại (i), (ii), (iii) được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý theo phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
- Cá nhân không thuộc quy định tại (i), (ii), (iii) được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý theo phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?