Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành?

Cho tôi hỏi, Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành như thế nào? - Hồng Ngọc (Thái Nguyên)

Vắc xin IPV là gì?

IPV - bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm rất cao do poliovirus tấn công hệ thần kinh. Trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng nhiễm virus này cao hơn bất kỳ nhóm nào khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1 trong 200 ca nhiễm bệnh bại liệt sẽ dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.

Ước tính có đến 95-99% những người mắc bệnh bại liệt không có triệu chứng (bại liệt cận lâm sàng). Ngay cả khi không có triệu chứng, những người nhiễm virus vẫn có thể lây lan và gây nhiễm trùng cho người khác. Bệnh thường lây truyền bằng đường phân - miệng.

Vắc xin IPV là vắc xin bất hoạt đầu tiên phòng chống bệnh bại liệt được phát triển bởi nhà khoa học Albert Salk. IPV được sản xuất từ các chủng virus bại liệt hoang dại của từng loại huyết thanh đã được bất hoạt với formalin. Đây là loại vắc xin tiêm có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số vắc xin khác như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B.

Có hai loại vắc-xin được sử dụng đó là: vắc xin bất hoạt (Inactivated poliovirus-IPV) được sử dụng bằng đường tiêm và vắc xin bại liệt sống (Oral poliovirus-OPV) được sử dụng bằng đường uống. Cả hai loại vắc-xin này đều đã loại trừ bệnh bại liệt hầu hết trên toàn thế giới.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh bại liệt là tiêm vắc xin bại liệt. Trẻ em nên được tiêm phòng bại liệt theo lịch tiêm chủng do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo.

Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành? (Hình ảnh từ Internet)

Tình hình tiêm vắc xin IPV trong năm 2021-2022 như thế nào?

Theo Công văn 568/VSDTTƯ-TCQG năm 2023 thống kê về tình hình tiêm vắc xin IPV trong năm 2021-2022 như sau:

Ngày 22/6/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3018/QĐ-BYT phê duyệt Dự án “Triển khai vắc xin bại liệt tiêm (IPV) mũi 2 trong tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2022” do Liên minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ không hoàn lại.

Thực hiện Quyết định nêu trên, trong năm 2021 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận 3.108.000 liều vắc xin IPV để tiêm chủng cho trẻ em sinh năm 2021 và năm 2022. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngày 28/9/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã có văn bản số 2194/VSDTTƯ-TCQG gửi các địa phương về việc triển khai tiêm mũi 2 vắc xin IPV cho trẻ 9 tháng tuổi trên quy mô toàn quốc từ tháng 10/2022.

Ngày 05/4/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1708/QĐ-BYT về việc phê duyệt gia hạn thời gian thực hiện và kế hoạch hoạt động năm 2023 của Dự án “Hỗ trợ triển khai tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trong tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2022” do GAVI viện trợ không hoàn lại, theo đó các địa phương tiếp tục triển khai vắc xin IPV mũi 1 và mũi 2 trong Chương trình TCMR trong năm 2023.

Trong năm 2021, 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều địa phương đã phải tạm dừng triển khai tiêm chủng thường xuyên dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng nhiều loại vắc xin ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua.

Trong đó, tỷ lệ uống vắc xin bOPV và tiêm IPV của cả năm 2021 chỉ đạt 69,4% và 80,4%; năm 2022 đạt 70,1% và 89,2%; tỷ lệ tiêm IPV mũi 2 đạt 73,0% dẫn đến nhu cầu sử dụng các vắc xin này giảm so với kế hoạch, tăng số lượng tồn vắc xin IPV hạn sử dụng ngắn tại các tuyến.

Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin bại liệt trên toàn cầu thấp do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thế giới đã ghi nhận trường hợp vi rút bại liệt hoang dại từ các nước lưu hành lây lan sang quốc gia đã thanh toán bại liệt.

Trong kỳ họp tháng 11/2022, Ủy ban xác nhận thanh toán bại liệt của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã xếp loại Việt Nam từ nhóm các quốc gia nguy cơ thấp sang nhóm các quốc gia có nguy cơ cao xâm nhập bại liệt hoang dại hoặc xuất hiện các ca bại liệt do vi rút biến đổi di truyền.

Ủy ban đã khuyến cáo Việt Nam cần khẩn trương khôi phục được tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình TCMR, đặc biệt là vắc xin bại liệt, vắc xin sởi, rubella, đồng thời triển khai các hoạt động tiêm chủng bù mũi, tiêm bổ sung cho đối tượng vùng nguy cơ cao.

Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành như thế nào?

Công văn 568/VSDTTƯ-TCQG năm 2023 đưa ra chính sách triển tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

Ngày 27/2/2023, Tổ chức Y tế thế giới và Quy Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có thư gửi Chương trình TCMR đề nghị tăng cường các hoạt động tiêm bù mũi vắc xin bại liệt cho trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi năm 2021 và 2022 sử dụng vắc xin IPV do GAVI viện trợ nhằm tạo miễn dịch đầy đủ trước nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam. (Thư gửi kèm theo)

Ngày 21/12/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản số 2926/VSDTTƯ-TCQG gửi các Viện VSDT/Pasteur và Sở Y tế các tỉnh/thành phố đề nghị rà soát và đề xuất đối tượng, nhu cầu vắc xin IPV để triển khai tiêm bổ sung cho trẻ sinh năm 2021 và 2022 chưa tiêm đủ 2 mũi có thành phần bại liệt. Số vắc xin IPV hiện có hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu triển khai của các tỉnh/thành phố.

Nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam phù hợp chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và để sử dụng hiệu quả số vắc xin IPV do GAVI viện trợ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình TCMR đề nghị các tỉnh/thành phố tổ chức tiêm vắc xin IPV cho trẻ chưa tiêm đủ 02 mũi vắc xin có thành phần bại liệt cụ thể:

Đối tượng: Trẻ em sinh trong năm 2021 và 2022.

Thời gian: Quý II/2023.

Nguồn vắc xin do GAVI viện trợ. Vật tư tiêm chủng bao gồm bơm kim tiêm và hộp an toàn đã được phân bổ đến các tỉnh.

Báo cáo kết quả trong tiêm chủng thường xuyên theo quy định

Để chủ động bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và sử dụng hiệu quả vắc xin, đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố khẩn trương triển khai thực hiện hoạt động tiêm vắc xin IPV cho trẻ em theo kế hoạch nêu trên.

Vắc xin IPV
Tiêm chủng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quản lý hồ sơ tiêm chủng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chương trình tiêm chủng miễn phí các vắc xin bắt buộc cho trẻ em và phụ nữ có thai năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sưng đỏ tại chỗ tiêm có phải là phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay? Hướng dẫn cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?
Pháp luật
Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào? Số lượng, chủng loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được cung ứng ra sao?
Pháp luật
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là gì? Có phải báo cáo định kỳ các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng không?
Pháp luật
Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là gì? Lấy mẫu vắc xin điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng chống dịch là gì? Giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng chống dịch do ai quy định?
Pháp luật
Tai biến nặng sau tiêm chủng là gì? Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng là gì? Quy trình tiêm chủng đầy đủ gồm bao nhiêu bước và được thực hiện như thế nào?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do  Bộ Y tế ban hành?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vắc xin IPV
9,995 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vắc xin IPV Tiêm chủng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vắc xin IPV Xem toàn bộ văn bản về Tiêm chủng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào