Vạch xương cá là gì? Xe chạy đè lên vạch xương cá khi tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Vạch xương cá có ý nghĩa gì?
- Theo quy định của Luật giao thông đường bộ hiện hành không có quy định về khái niệm vạch xương cá. Tuy nhiên, vạch xương cá là tên thường được gọi cho các vạch chữ V (vạch 4.2) quy định trong Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.
- Đồng thời, theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn. Các vạch chữ V (vạch 4.2) được vẽ song song mỗi vạch rộng 45cm, khoảng cách hai mép vạch rộng 100cm, vạch chữ V được đặt sao cho cạnh chữ V xuôi chiều với hướng chuyển động của xe và hợp với hướng xe chạy một góc 45 độ.
- Bên cạnh đó, theo hình dáng mô tả vạch chữ V trong quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT và hình dạng thực tế trên đường thì khá giống hình xương cá nên vạch này thông thường được nhiều người gọi là vạch xương cá.
Như vậy, vạch xương cá là vạch chữ V (vạch 4.2) theo quy định, có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn.
Vạch xương cá là gì? Xe chạy đè lên vạch xương cá khi tham gia giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Có được chạy xe lên vạch xương cá không?
Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ vạch xương cá được quy định như sau:
c. Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V
Ý nghĩa sử dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy, vạch xương cá được sử dụng nhằm mục đích giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường, các phương tiện giao thông (bao gồm cả xe máy) phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định của Luật. Do đó, việc bạn chạy xe đè lên vạch xương cá là vi phạm.
Mức xử phạt lỗi chạy xe lên vạch xương cá năm 2022 là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:
a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;
c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
Như đã phân tích ở trên, vạch xương cá là vạch được sử dụng trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn do vậy, khi vi phạm quy định về vạch xương cá, tức là quy phạm quy định với các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu.
Tiếp đến, căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Hình thức xử phạt | Phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung | Cơ sở pháp lý |
Ô tô | Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng | Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (trong trường hợp gây tai nạn giao thông) | Điểm a khoản 1, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Xe máy | Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng | Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (trong trường hợp gây tai nạn giao thông). | Điểm a khoản 1, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?