Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định mới nhất?
- Cơ cấu tổ chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
- Vị trí, chức năng đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Thông tư 01 như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
Cơ cấu tổ chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV quy định như sau:
Đơn vị hành chính:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Khoa giáo - Văn xã;
- Phòng Nội chính;
- Phòng Hành chính - Tổ chức;
- Phòng Quản trị - Tài vụ;
- Ban Tiếp công dân tỉnh;
- Phòng đặc thù
Đối với địa phương không đủ tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ thì thành lập Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chưa đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc thì thành lập Phòng Dân tộc hoặc bố trí công chức chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ngoài các Phòng nói trên, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập thêm không quá 02 Phòng; riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thêm không quá 03 Phòng.
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Nhà khách;
- Đơn vị sự nghiệp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ cấu tổ chức Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể theo Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV.
Thông tư 01/2022/TT-VPCP hướng dẫn về Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gồm những gì?
Vị trí, chức năng đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Thông tư 01 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-VPCP quy định về vị trí chức năng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung thay thế Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV như sau:
- Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương;
- Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng;
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ngoại vụ, dân tộc (đối với địa phương không tổ chức riêng Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc).
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-VPCP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sửa đổi thay thế Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-VPCP-BNV như sau:
Thứ nhất: Trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Quyết định liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phỏng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập tức một Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có),
- Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị, thành phố loa vinh, tử virih phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện,
- Chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
- Quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nuốc về gần, anh LG L , ủ quyền cho cơ quan chuyển miễn thuế 0 h thần dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện,
- Văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thứ hai:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công
- Quyết định liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập tức một Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có),
- Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
- Quyết định phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thứ ba:
Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền:
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập, chủ trì các phiên họp, cuộc họp, hội nghị (gọi chung là cuộc họp) của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về tổ chức cuộc họp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung; đôn đốc các cơ quan gửi tài liệu; ghi biên bản ban hành thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về nội dung các cuộc họp theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung tiếp xúc, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri.
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp giữa các sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý những vướng mắc, phát sinh để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cải tiến lề lối, phương thức làm việc, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; duy trì kỷ cương, kỷ luật hành chính nhà nước ở địa phương.
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương
- Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung các chuyến công tác, tiếp khách của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
- Tiếp nhận, tham mưu, phối hợp xử lý các vấn đề báo chí nêu theo quy định và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tư: Thực hiện chế độ thông tin:
- Tổ chức, quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phối hợp cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cung cấp thông tin theo quy định.
- Xây dựng, tổ chức quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử cấp tỉnh; kết nối với hệ thống Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
- Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh.
- Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, các nhiệm vụ quyền hạn được bổ sung như:
- Tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ngoại vụ theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản trị nội bộ.
Thông tư 01/2022/TT-VPCP có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?