Vi phạm quy định khảo nghiệm thức ăn thủy sản bị phạt vi phạm hành chính thế nào từ 20/5/2024?
Vi phạm quy định khảo nghiệm thức ăn thủy sản bị phạt vi phạm hành chính thế nào từ 20/5/2024?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin công bố không đúng về kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc huỷ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Hiện hành, hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản được quy định tại Điều 16 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, quy định mới đã giảm mức phạt tiền đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm xuống còn từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Quy định mới còn bổ sung mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định. Đồng thời bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động khảo nghiệm của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc huỷ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm này.
Vi phạm quy định khảo nghiệm thức ăn thủy sản bị phạt vi phạm hành chính thế nào từ 20/5/2024?
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:
++ Doanh nghiệp tư nhân
++ Công ty cổ phần
++ Công ty trách nhiệm hữu hạn
++ Công ty hợp danh
++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:
++ Hợp tác xã
++ Liên hiệp hợp tác xã,
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
Theo Điều 33 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
(1) Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản bao gồm:
- Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
- Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm:
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển;
+ Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn;
+ Các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
- Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.
(2) Nội dung khảo nghiệm sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
- Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
- Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm thông qua đánh giá sự biến động các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học trong môi trường nuôi; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
- Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng:
+ Tồn dư thành phần của sản phẩm trong môi trường và trong động vật khi thu hoạch đối với sản phẩm có thành phần là hóa chất;
+ Dư lượng kim loại nặng trong môi trường, trong động vật khi thu hoạch;
+ Tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?