Việc bổ sung chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền hiện nay được hướng dẫn như thế nào?
Việc bổ sung chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền hiện nay được thực hiện như thế nào?
Hiện nay, việc bổ sung chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền hiện nay được hướng tại Công văn 4018/BYT-YDCT như sau:
1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khác cho Bác sĩ y học cổ truyền theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 11 tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (viết tắt Nghị định số 155/2018/NĐ-CP).
- Riêng đối với một số chuyên ngành Ngoại, Sản, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt. Phẫu thuật thẩm mỹ, Gây mê hồi sức thì tạm dừng cấp bổ sung chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Giữ nguyên đối với các trường hợp đã cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi chuyên môn theo hướng dẫn tại công văn số 6705/BYT-KCB ngày 04 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế về giải quyết vướng mắc khi thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và mục b Khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh.
2. Bác sỹ Y học cổ truyền đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì được thực hiện kỹ thuật khác ngoài chuyên ngành y học cổ truyền sau khi có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề theo quy định Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
...
Như vây, theo hướng dẫn thì vấn đề bổ sung chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền hiện nay được thực hiện như sau:
+ Đối với một số chuyên ngành Ngoại, Sản, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Mắt. Phẫu thuật thẩm mỹ, Gây mê hồi sức thì tạm dừng cấp bổ sung chờ hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khác cho Bác sĩ y học cổ truyền theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.
+ Giữ nguyên đối với các trường hợp đã cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi chuyên môn theo hướng dẫn tại công văn 6705/BYT-KCB
+ Bác sỹ Y học cổ truyền đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì được thực hiện kỹ thuật khác ngoài chuyên ngành y học cổ truyền sau khi có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề.
Bổ sung chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ y học cổ truyền hiện nay? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 109/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì hồ sơ bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề gồm:
+ Đơn đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp với thời gian đào tạo tối thiểu là 6 tháng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thực hiện ra sao?
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
- Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cụ thể như sau:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
+ Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?