Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được hướng dẫn thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi: Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được hướng dẫn thực hiện thế nào? - Câu hỏi từ anh Hưng (Phú Yên)

Tài sản bao gồm những gì? Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm có bao nhiêu dạng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm: động sản và bất động sản.

Về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy, hiện nay có 04 dạng thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo như quy định nêu trên.

Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được hướng dẫn thực hiện thế nào?Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được hướng dẫn thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)

Việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được thực hiện thế nào?

Căn cứ theo Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015.

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP nêu rõ, việc bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên.

Trong trường hợp các bên không thể thống nhất thỏa thuận được thì việc xác định bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng như sau:

(1) Trường hợp tài sản là vật:

- Xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại căn cứ vào:

+ Giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng;

+ Mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.

- Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.

(2) Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại;

Nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định tương tự như đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại.

Như vậy, việc xác định thiệt hại do tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên.

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút bao gồm những gì?

Dựa vào khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.

Ví dụ: A đang chuẩn bị thu hoạch vườn táo của nhà mình nhưng bị B làm gãy các cây táo trước ngày thu hoạch thì lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút trong trường hợp này là số táo mà A có thể thu hoạch được nếu B không làm gãy cây táo.

Việc tính giá trị của hoa lợi, lợi tức được thực hiện như sau:

- Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại;

- Đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.

Thế nào là chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại?

Tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại được hướng dẫn xác định như sau:

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm:

- Làm cho thiệt hại không phát sinh thêm;

- Sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.

Ví dụ: T đã có hành vi làm cháy nhà của H. Chi phí dập tắt đám cháy là X đồng; chi phí sửa chữa, khôi phục lại nhà như tình trạng ban đầu là Y đồng. Trường hợp này, X đồng là chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Y đồng là chi phí khắc phục thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không?
Pháp luật
Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
Pháp luật
Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Pháp luật
Đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra có phải là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Pháp luật
Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Xe khách gây tai nạn giao thông, thì hãng xe khách hay tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
14,081 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào