Việc chuyển phân loại bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ như thế nào?
- Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển phân loại bệnh Covid 19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch Covid 19 như thế nào?
- Điều kiện để được công bố dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?
- Điều kiện để được công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?
Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển phân loại bệnh Covid 19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch Covid 19 như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 5033/VPCP-KGVX năm 2023, xét kiến nghị, đề xuất của Bộ Y tế tại Tờ trình 794/TTr-BYT năm 2023 về việc chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnhtruyềnnhiễmnhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và công bố hết dịchđối với dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
- Đồng ý với đề xuất, kiến nghị của Bộ Y tế tại Tờ trình nêu trên. Giao Bộ Y tế tiến hành các thủ tục công bổ phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương rà soát các văn bản chỉ đạo về COVID-19 để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Giao Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
+ Sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
+ Công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A;
+ Công bố hết hiệu lực đối với một số văn bản liên quan về việc thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Việc chuyển phân loại bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch Covid-19 theo Công văn mới nhất của Văn phòng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)
Điều kiện để được công bố dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều kiện công bố dịch bệnh truyền nhiễm
1. Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.
2. Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:
a) Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;
b) Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;
c) Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì để được công bố dịch bệnh truyền nhiễm cần phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.
- Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:
+ Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;
+ Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;
+ Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.
Điều kiện để được công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều kiện, trình tự công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm
1. Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định:
a) Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;
b) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định:
a) Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch;
b) Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi các tỉnh đã công bố hết dịch;
c) Xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với trường hợp dịch mà Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì ngoài việc đáp ứng điều kiện đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?