Việc giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Tôi có thắc mắc liên quan tới các chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước mong được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cơ quan có thẩm quyền thì triển khai rất nhiều những chương trình về mục tiêu quốc gia để ngày càng giúp cho đất nước phát triển. Vậy khi các chương trình quốc gia đó được đưa xuống để chỉ đạo đi vào thực hiện thì việc giám sát được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn!

Quy định về theo dõi, kiểm tra các chương trình mục tiêu quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công 2019 quy định về theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án cụ thể như sau:

(1) Cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

(2) Việc kiểm tra chương trình, dự án thực hiện như sau:

- Chủ chương trình và chủ đầu tư kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý;

- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình, dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;

- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra khi điều chỉnh chương trình, dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư và trường hợp cần thiết khác;

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định tổ chức kiểm tra chương trình, dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia

Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia quy định về giám sát chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể như sau:

(1) Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện giám sát chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.

(2) Nội dung giám sát của chủ chương trình

- Theo dõi, kiểm tra việc quản lý thực hiện chương trình: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có)).

- Theo dõi, kiểm tra năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá chương trình của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình.

- Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

(3) Nội dung giám sát của chủ dự án thành phần

- Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của cơ quan chủ quản chương trình.

- Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

(4) Nội dung giám sát của cơ quan chủ quản chương trình và người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 71 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.

(5) Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công

- Theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản chương trình theo quy định.

- Tổng hợp tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: tiến độ thực hiện mục tiêu của từng chương trình; thực hiện kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia (vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp), giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh, kết quả xử lý các vướng mắc.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định trong quản lý, tổ chức thực hiện, lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư thuộc chương trình của các cơ quan chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện chương trình ở các cấp.

- Theo dõi, kiểm tra việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của cơ quan, đơn vị liên quan.

- Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

(6) Chi phí thực hiện hoạt động giám sát chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.

Nội dung đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì?

Tại Điều 31 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia quy định về giám sát chương trình mục tiêu quốc gia quy định về nội dung đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia:

(1) Trách nhiệm, trình tự, cách thức thực hiện đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư công và quy định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư.

(2) Nội dung đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia

- Đánh giá công tác quản lý chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Mức độ đạt được kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao.

- Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân.

- Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

(3) Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia

- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình so với mục tiêu chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm.

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh chương trình (nếu có).

(4) Nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động chương trình mục tiêu quốc gia

- Đánh giá công tác quản lý chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin và theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình; công tác chấp hành chế độ giám sát của cơ quan dân cử.

- Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có).

- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình và đề xuất khuyến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

(5) Nội dung đánh giá đột xuất về chương trình mục tiêu quốc gia

- Nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của chương trình.

(6) Chi phí thực hiện hoạt động đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình, chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công được bố trí trong dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì việc giám sát chương trình đầu tư quốc gia sẽ được giám sát qua nội dung giám sát của chủ chương trình; nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia; nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động chương trình mục tiêu quốc gia và nội dung đánh giá đột xuất về chương trình mục tiêu quốc gia.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về chương trình mục tiêu quốc gia. Trân trọng!

Chương trình mục tiêu quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng là gì?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Báo cáo ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước được chuẩn bị và xây dựng theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến 2025 ra sao?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đoàn kiểm tra và giám sát nội dung công việc thực hiện trên những địa bàn nào?
Pháp luật
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Cần thành lập Tổ công tác đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia hay không? Chức năng của Tổ công tác là gì?
Pháp luật
Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia là ai? Cơ quan chủ quản chương trình thực hiện báo cáo giám sát chương trình như thế nào?
Pháp luật
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Dự án được hỗ trợ phát triển phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia là gì? Việc đánh giá hằng năm chương trình mục tiêu quốc gia gồm các nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia
3,181 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào