Việc kiểm định vật chứng trước khi đưa vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan thụ lý vụ án thực hiện khi nào?
- Việc kiểm định vật chứng trước khi đưa vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan thụ lý vụ án thực hiện khi nào?
- Thủ tục giao vật chứng vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Vật chứng lưu giữ tại kho vật chứng bị hư hỏng thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện xử lý ra sao?
Việc kiểm định vật chứng trước khi đưa vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan thụ lý vụ án thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về việc kiểm định vật chứng như sau:
Kiểm định vật chứng
1. Cơ quan thụ lý vụ án chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đưa vật chứng đi kiểm định tại Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn của Bộ Quốc phòng để kiểm định trong trường hợp nghi ngờ về sự an toàn của vật chứng gửi bảo quản;
Công văn đề nghị kiểm định vật chứng thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp kết luận vật chứng không bảo đảm an toàn phải có biện pháp xử lý bảo đảm an toàn hoặc tiêu hủy;
3. Kinh phí phục vụ việc vận chuyển, kiểm định, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy do cơ quan thụ lý vụ án chi trả.
Theo đó, việc kiểm định vật chứng trước khi đưa vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan thụ lý vụ án thực hiện đối với các vật chứng bị nghi ngờ về mức độ an toàn.
Cơ quan thụ lý vụ án chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh đưa vật chứng đi kiểm định tại Trung tâm kiểm định vũ khí - đạn của Bộ Quốc phòng để kiểm định.
Công văn đề nghị kiểm định vật chứng thực hiện theo Mẫu số 04 TẢI VỀ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP.
Kinh phí phục vụ việc vận chuyển, kiểm định, xử lý an toàn hoặc tiêu hủy do cơ quan thụ lý vụ án chi trả.
Việc kiểm định vật chứng trước khi đưa vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan thụ lý vụ án thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục giao vật chứng vào kho vật chứng thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về thủ tục nhập vật chứng vào kho vật chứng như sau:
(1) Khi cần đưa vật chứng nhập kho để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật chứng khác, Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho;
Lệnh nhập kho phải ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, lý do, thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho, lệnh xuất kho, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu của cơ quan thụ lý vụ án;
Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho thực hiện theo Mẫu số 01 Tải về quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP.
(2) Khi giao hoặc nhận vật chứng tại kho vật chứng, người giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho, giấy giới thiệu, chứng minh thư. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các giấy tờ quy định.
(3) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kiểm tra các giấy tờ như lệnh nhập kho, giấy giới thiệu, chứng minh thư
Tổ chức kiểm tra vật chứng, lập biên bản giao, nhận vật chứng ghi rõ giờ, ngày, tháng năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng;
Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản; biên bản giao, nhận vật chứng thực hiện theo Mẫu số 03 TẢI VỀ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP;
Lập lệnh xuất, nhập vật chứng và tổ chức nhập kho, xuất kho vật chứng theo quy định về xuất, nhập kho đối với vũ khí - đạn.
Vật chứng lưu giữ tại kho vật chứng bị hư hỏng thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 7 Quy chế quản lý kho vật chứng trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành ban hành Thông tư 131/2014/TT-BQP quy định về việc xử lý các trường hợp phát sinh trong quản lý vật chứng như sau:
Xử lý các trường hợp phát sinh trong quản lý vật chứng
1. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Cơ quan thụ lý vụ án tổ chức kiểm tra khi phát hiện vật chứng đang lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng bị mất, hư hỏng, biến chất nguy hiểm, bị giảm, mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc xảy ra mất an toàn; thống nhất đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
2. Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng không bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định của pháp luật, biên bản tiêu hủy vật chứng thực hiện theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp vật chứng lưu giữ tại kho vật chứng bị hư hỏng thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh cần thống nhất với Cơ quan thụ lý vụ án đề xuất quy trình, biện pháp xử lý đảm bảo an toàn hoặc tiêu hủy đối với vật chứng không bảo đảm an toàn.
Biên bản tiêu hủy vật chứng thực hiện theo Mẫu số 05 Tải về quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 131/2014/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?