Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định thế nào?
- Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định thế nào?
- Các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước có trách nhiệm gì trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt?
- Chế độ báo cáo khi giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt ra sao?
Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 25/2022/TT-NHNN về việc kiểm tra, đối chiếu số liệu như sau:
Kiểm tra, đối chiếu số liệu
1. Đối chiếu số liệu ngày:
a) Việc kiểm kê cuối ngày làm việc được thực hiện theo quy định của NHNN về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
b) Căn cứ kết quả kiểm kê tồn quỹ cuối ngày làm việc, Trưởng phòng kế toán hoặc người được Trưởng phòng kế toán ủy quyền của các NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch chịu trách nhiệm đối chiếu với số liệu trên Nhật ký quỹ, trên sổ kế toán để xác định sự khớp đúng giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ kế toán theo quy định của NHNN về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt; trường hợp kết quả kiểm kê thực tế chênh lệch với số liệu trên sổ kế toán phải tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.
2. Đối chiếu số liệu hàng tháng:
Hội đồng kiểm kê của NHNN chi nhánh, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại TP Hồ Chí Minh thực hiện kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành; Hội đồng tiêu hủy kiểm kê tiền được giao đi tiêu hủy bảo quản trong Kho tiền tiêu hủy và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán theo quy định của NHNN về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
3. Đối chiếu số liệu 6 tháng, cuối năm, đột xuất:
Định kỳ 6 tháng một lần, vào ngày 01/01 và ngày 01/7 hàng năm hoặc đột xuất, Hội đồng kiểm kê kho tiền Trung ương/Hội đồng kiểm kê kho tiền NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch thực hiện kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và tổng kiểm kê tiền mặt, chịu trách nhiệm đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán theo quy định của NHNN về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
Như vậy, có 03 hình thức kiểm tra, đối chiếu số liệu trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt là hàng ngày; hàng tháng; 06 tháng, cuối năm, đột xuất. Việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước có trách nhiệm gì trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-NHNN, các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước bao gồm:
- Cục Phát hành và Kho quỹ;
- Chi cục Phát hành và Kho quỹ;
- Vụ Tài chính - Kế toán;
- Sở Giao dịch;
- Ngân hàng nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ngân hàng nhà nước chi chánh).
Theo đó, trách nhiệm của các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được xác định tại Điều 30 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN
1. Vụ Tài chính - Kế toán đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cục Công nghệ thông tin tổ chức nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống phần mềm ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và phần mềm quản lý và phát hành kho quỹ tập trung của NHNN đáp ứng theo quy định tại Thông tư này.
3. Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
4. Các đơn vị thuộc NHNN có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan
Như vậy, các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện các trách nhiệm của mình trong việc giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt theo nội dung quy định nêu trên.
Chế độ báo cáo khi giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt ra sao?
Việc báo cáo thực hiện giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định tại Điều 29 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Chế độ báo cáo
Các đơn vị thuộc NHNN thực hiện việc lập và gửi báo cáo theo hướng dẫn tại Phụ lục số I đến Phụ lục số VIIIB ban hành kèm theo Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-NHNN, các đơn vị thuộc ngân hàng nhà nước sẽ phải thực hiện các loại báo cáo sau:
- Báo cáo kiểm kê Quỹ dự trữ phát hành (Hạch toán nội bảng)
- Báo cáo kiểm kê Quỹ nghiệp vụ phát hành (Hạch toán nội bảng)
- Báo cáo số dư tài khoản Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển
- Báo cáo kiểm kê các loại tiền hạch toán ngoại bảng
- Báo cáo số dư tài khoản tiền đang vận chuyển
- Báo cáo số lượng tiền mới in, đúc phát hành ra lưu thông từ Quỹ nghiệp vụ phát hành
- Báo cáo tổng hợp số lượng tiền mới in, đúc phát hành ra lưu thông từ Quỹ nghiệp vụ phát hành
- Báo cáo kiểm kê tiền mới in, đúc nguyên niêm phong, chưa qua lưu thông tồn kho
- Báo cáo tổng hợp số lượng tiền mới in, đúc nguyên niêm phong, chưa qua lưu thông tồn kho
- Báo cáo tiền mới in, đúc kho tiền Trung ương và kho trung chuyển giao các chi nhánh NHNN
- Báo cáo tiền mới in, đúc các chi nhánh NHNN điều chuyển về kho tiền Trung ương và kho trung chuyển
Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?