Việc kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa toàn quốc do ai tiến hành thực hiện?

Vấn đề kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa toàn quốc do ai tiến hành thực hiện? Câu hỏi từ chị T ở Hà Nội.

Vấn đề kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa toàn quốc do ai tiến hành thực hiện?

Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Công văn 11752/BTC-HCSN năm 2023 hướng dẫn việc kiểm tra tiền công đức. Theo đó, trách nhiệm kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa toàn quốc được quy định như sau:

Trách nhiệm kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa toàn quốc được giao cho Ủy ban nhân dân các cấp ở từng địa phương thực hiện, cụ thể:

(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp tỉnh, các sở ban nghành có trách nhiệm phối hợp để giúp UBND cấp tỉnh như sau:

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn cấp tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký duyệt, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản kèm theo danh mục di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa, gửi Sở Tài chính và các Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm căn cứ kiểm tra.

(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Trưởng phòng Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra , thành phần bao gồm: Trưởng đoàn kiểm tra là Trưởng phòng Phòng Tài chính-Kế hoạch; các thành viên gồm đại diện Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Nội vụ, Thanh tra huyện.

+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có công văn kèm theo mẫu báo cáo gửi từng tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên địa bàn cấp huyện đề nghị báo cáo số thu, chi tiền công đức, tài trợ tại di tích (Mẫu số 01 và số 02 đính kèm). Để tránh thất lạc, việc gửi công văn đề nghị báo cáo và tiếp nhận báo cáo của các chủ thể quản lý di tích có thể thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã làm đầu mối tiếp nhận, chuyển công văn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp đến các chủ thể quản lý di tích trên địa bàn xã; tiếp nhận báo cáo của các chủ thể quản lý di tích trên địa bàn xã, chuyển về Phòng Tài chính-Kế hoạch).

+ Chỉ đạo Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra trực tiếp tại từng di tích theo đúng nội dung kiểm tra nêu trong quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trong phạm vi danh mục di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp).

+ Kết thúc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký duyệt, gửi Sở Tài chính. Thời gian cấp huyện gửi báo cáo về cấp tỉnh do địa phương quyết định, bảo đảm kịp thời gian cấp tỉnh tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.

(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích về mục đích, đối tượng và nội dung kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, trong đó thể hiện rõ nội dung sau:

Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.

Nguồn thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải được quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, có ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản thu chi, bảo đảm công khai, minh bạch.

tiền công đức

Chủ thể nào kiểm tra tiền công đức toàn quốc? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của UBND trong quản lý, thu chi tài chính tiền công đức, tài trợ cho di tích được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 04/2023/TT-BTC thì trong quản lý, thu chi tài chính tiền công đức, tài trợ cho di tích:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát văn bản quy định của địa phương liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định mới hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2023/TT-BTC.

Phân cấp quản lý nhà nước về di tích thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì phân cấp quản lý nhà nước về di tích thực hiện như sau:

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo phân công của Chính phủ.

Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.

+ Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Di tích lịch sử văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chí di tích lịch sử văn hóa quốc gia như thế nào? Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt bao gồm những công trình nào?
Pháp luật
Phạm vi bảo vệ công trình di tích lịch sử văn hóa hiện nay được quy định là bao nhiêu mét? Ai có thẩm quyền cắm cột mốc xác định phạm vi?
Pháp luật
Việc kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa toàn quốc do ai tiến hành thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di tích lịch sử văn hóa
1,005 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di tích lịch sử văn hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di tích lịch sử văn hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào