Việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm được thực hiện thế nào theo quy định mới?
Nguyên tắc báo Nợ, báo Có tiền thừa phát hiện trong kiểm đếm được quy định thế nào?
Căn cứ nội dung được quy định Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-NHNN, nguyên tắc báo Nợ, báo Có tiền thừa phát hiện trong kiểm đếm được quy định như sau:
Nguyên tắc trong công tác kế toán các loại tiền và báo Nợ, báo Có thừa, thiếu tiền phát hiện trong kiểm đếm
...
2. Nguyên tắc báo Nợ, báo Có tiền thiếu, thừa phát hiện trong kiểm đếm:
a) Tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền (thực hiện kiểm đếm): Căn cứ biên bản của Hội đồng kiểm đếm, bộ phận kế toán thực hiện báo Nợ/báo Có số chênh lệch thiếu tiền/chênh lệch thừa tiền. Đồng thời, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền phải gửi Biên bản của Hội đồng kiểm đếm, niêm phong và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là TCTD), Kho bạc Nhà nước (sau đây viết tắt là KBNN) trên địa bàn, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh giao tiền hoặc/và Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán cho các TCTD, KBNN để tiếp tục xử lý thừa tiền, thiếu tiền;
b) Tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh bên giao tiền và Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán cho các TCTD, KBNN:
Việc xử lý thừa tiền, thiếu tiền đối với từng cá nhân, đơn vị liên quan được thực hiện theo biên bản của Hội đồng kiểm đếm, niêm phong do Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền gửi đến, báo Nợ/báo Có (nếu có) và đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các chứng từ trên;
c) Đối với tiền tiêu hủy: Định kỳ hàng tháng hoặc cuối đợt tiêu hủy tiền, Hội đồng tiêu hủy gửi Vụ Tài chính - Kế toán bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu, xác định số tiền chênh lệch thừa hoặc chênh lệch thiếu để làm thủ tục báo Có hoặc báo Nợ cho từng NHNN chi nhánh và Sở Giao dịch.
Việc xử lý kết quả thừa tiền hoặc thiếu tiền tiêu hủy tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh, TCTD, KBNN đối với từng cá nhân có tên trên niêm phong bao, bó, túi, hộp, thùng tiền thực hiện theo quy định của NHNN về tiêu hủy tiền.
Như vậy, việc báo Nợ, báo Có tiền thừa phát hiện trong kiểm đếm được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên. Tùy vào từng trường hợp và từng nơi thực hiện kiểm đếm mà sẽ có cách xử lý khác nhau.
Việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm được thực hiện thế nào theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm theo quy định mới ra sao?
Việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.
Cụ thể như sau:
- Đối với tiền điều chuyển và tiền giao nhận:
Khi kiểm đếm, phát hiện thừa tờ, miếng, lẫn loại dẫn đến thừa tiền tiền, Hội đồng kiểm đếm phải lập 02 liên biên bản thừa tiền đối với tiền đã qua lưu thông hoặc lập 03 liên biên bản thừa tiền đối với tiền mới in, đúc chưa qua lưu thông.
Biên bản thừa tiền ghi rõ tình trạng bao, bó, túi, hộp, thùng tiền theo chế độ hiện hành và được lập cho từng trường hợp.
Các liên biên bản được xử lý như sau:
+ 01 liên làm căn cứ hạch toán báo Có/báo Nợ;
+ 01 liên kèm niêm phong gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, đơn vị Ngân hàng Nhà nước có tên trên niêm phong (đối với tiền đã qua lưu thông) hoặc gửi Cục Phát hành và Kho quỹ (đối với tiền mới in, đúc chưa qua lưu thông);
+ 01 liên gửi Vụ Tài chính - Kế toán làm căn cứ hạch toán tăng/giảm “tiền để phát hành” (đối với tiền mới in, đúc chưa qua lưu thông).
- Đối với tiền do khách hàng nộp trực tiếp:
+ Khi phát hiện thừa tiền, thủ quỹ trả lại tiền thừa cho khách hàng, ghi sổ theo dõi trả lại tiền thừa.
+ Khi phát hiện lẫn loại tiền, thủ quỹ yêu cầu khách hàng đổi loại tiền cho đúng hoặc lập lại bảng kê tiền, chứng từ nộp tiền.
Như vậy, việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quy định mới về việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.
Theo đó, từ ngày 15/02/2023, quy định mới về việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm sẽ chính thức được đưa vào áp dụng.
Do vậy, hiện nay, việc lập và xử lý biên bản thừa tiền được phát hiện trong kiểm đếm sẽ tuân thủ theo quy định hiện hành tại điểm a khoản 4 Điều 4 Quyết định 37/2007/QĐ-NHNN.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?