Việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được thực hiện thế nào theo quy định mới?
- Thế nào là sổ kế toán? Sổ kế toán có những nội dung chủ yếu nào?
- Quy định mới về việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt ra sao?
- Thời điểm mở sổ kế toán là khi nào? Quy định mới về việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt khi nào được áp dụng?
Thế nào là sổ kế toán? Sổ kế toán có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Kế toán 2015 về sổ kế toán như sau:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
Theo quy định trên thì có thể hiểu, sổ kế toán là loại sổ được sử dụng trong hoạt động kế toán nhằm ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết.
Trong đó, sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
Nội dung của sổ kế toán được quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Kế toán 2015 như sau:
Sổ kế toán
...
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Như vậy, một số kế toán cơ bản phải có 05 nội dung như trên.
Việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được thực hiện thế nào theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Quy định mới về việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt ra sao?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN về quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được quy định tại Điều 9 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
Sổ kế toán
1. Thủ kho, thủ quỹ mở các loại sổ theo chế độ quản lý kho quỹ hiện hành
Ngoài các loại sổ theo quy định tại chế độ quản lý kho quỹ, thủ kho, thủ quỹ còn phải mở sổ theo dõi về tiền mới in, đúc theo các tiêu chí tồn quỹ đầu kỳ, số nhập - xuất trong kỳ, tồn quỹ cuối kỳ, số seri để tra cứu, cung cấp thông tin về tiền mới in, đúc.
2. Thủ kho tiền tiêu hủy, tổ trưởng các tổ thuộc bộ phận chuyên trách tiêu hủy tiền mở các loại sổ theo quy định về tiêu hủy tiền của NHNN.
Việc ghi chép, theo dõi số tiền giao nhận giữa các tổ thuộc bộ phận chuyên trách tiêu hủy tiền; số tiền tạm ứng, tất toán tạm ứng để bù vào các bó tiền, túi tiền bị thiếu, bị lẫn loại phát hiện trong quá trình kiểm đếm tiền tiêu hủy được thực hiện theo quy định về tiêu hủy tiền của NHNN.
3. Bộ phận kế toán mở sổ kế toán chi tiết các tài khoản theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Ngoài ra, bộ phận kế toán mở các loại sổ khác theo quy định tại quy trình nghiệp vụ phục vụ quá trình theo dõi, quản lý việc nhập, xuất, điều chuyển tiền mặt tại các kho tiền NHNN và sổ Nhật ký quỹ tiền mặt để theo dõi tình hình thu - chi và tồn quỹ tiền mặt thuộc Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Nhật ký quỹ tiền mặt được lập dưới hình thức sổ tờ rời và phải có đầy đủ các yếu tố sau: ngày phát sinh; số chứng từ thu, chi tiền mặt; số tài khoản đối ứng; số tiền thu - chi; số tiền tồn quỹ đầu ngày và số tiền tồn quỹ cuối ngày.
Như vậy, việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt được thực hiện theo nội dung quy định trên.
Trong đó, thẩm quyền mở sổ kế toán bao gồm:
- Thủ kho, thủ quỹ;
- Thủ kho tiền tiêu hủy, tổ trưởng các tổ thuộc bộ phận chuyên trách;
- Bộ phận kế toán.
Thời điểm mở sổ kế toán là khi nào? Quy định mới về việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt khi nào được áp dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kế toán 2015 như sau:
Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
Theo đó, thời điểm sổ kế toán được xác định là đầu kỳ kế toán năm hoặc ngày thành lập (đối với đơn vị kế toán mới thành lập). Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
Vào cuối kỳ kế toán trước khi thành lập báo cáo tài chính, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán đã mở.
Về thời điểm có hiệu lực của quy định mới, Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN có đề cập:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.
Như vậy, quy định mới về việc mở sổ kế toán trong giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt sẽ được áp dụng từ ngày 15/02/2023.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?