Việc mua tài sản thuộc sở hữu chung, giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án dân sự được hướng dẫn như thế nào?
- Hoạt động bán đấu giá tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
- Việc mua tài sản thuộc sở hữu chung, giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án dân sự được hướng dẫn như thế nào?
- Thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án như thế nào?
Hoạt động bán đấu giá tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về bán đấu giá tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự như sau:
- Người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản bán đấu giá nộp đủ tiền mua tài sản mà cơ quan thi hành án dân sự chưa giao được tài sản cho người mua thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm làm thủ tục gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
- Khi ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án dân sự phải ghi trong hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản thông tin người mua được tài sản bán đấu giá phải chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng trong trường hợp giá khởi điểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng mà tài sản bán đấu giá thuộc diện phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Thông tin này phải được đưa vào nội dung thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
- Chấp hành viên tổ chức thỏa thuận về việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người mua được tài sản bán đấu giá hoặc của người phải thi hành án. Thành phần tham gia thỏa thuận được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trong quá trình xử lý tài sản để thi hành án, người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì xử lý như sau:
+ Trường hợp tài sản chưa được tổ chức bán đấu giá hoặc đã đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc đấu giá không thành thì Chấp hành viên căn cứ vào quyết định đình chỉ thi hành án để giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.
+ Trường hợp tài sản đã được bán đấu giá thành thì số tiền thu được từ việc bán đấu giá được trừ đi các khoản chi phí cưỡng chế, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đó. Số tiền phải thi hành cho người được thi hành án chết thuộc về ngân sách nhà nước, số tiền còn lại (nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc mua tài sản thuộc sở hữu chung, giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án dân sự được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc mua tài sản thuộc sở hữu chung, giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án dân sự được hướng dẫn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về mua tài sản thuộc sở hữu chung; giao, nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án dân sự như sau:
- Trường hợp chủ sở hữu chung mua tài sản kê biên; người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì thực hiện như sau:
+ Đối với tài sản là bất động sản và động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Chấp hành viên ra quyết định bán tài sản cho chủ sở hữu chung hoặc ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án.
+ Đối với tài sản là động sản nhưng không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì Chấp hành viên lập biên bản giao tài sản cho chủ sở hữu chung hoặc người được thi hành án.
- Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản của người phải thi hành án mà giá trị tại thời điểm nhận lớn hơn tổng số tiền được thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án, số tiền phải trích lại theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008, số tiền phải thi hành án theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 (nếu có) thì người được thi hành án phải nộp số tiền trên và số tiền chênh lệch so với số tiền được thi hành án.
- Trường hợp người được thi hành án nhận tài sản là tài sản duy nhất của người phải thi hành án mà giá trị tại thời điểm nhận bằng hoặc nhỏ hơn tổng số tiền được thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án, số tiền phải trích lại theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự 2008 và số tiền phải thi hành án theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008 (nếu có) thì người được thi hành án phải nộp số tiền trên, trừ trường hợp giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày giao tài sản cho đồng sở hữu hoặc người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự 2008 cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
Thanh toán tiền thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thanh toán tiền thi hành án
1. Trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án thì khi thu được tiền, cơ quan thi hành án dân sự tiến hành thanh toán số tiền được tuyên trong bản án, quyết định trước, sau đó mới thanh toán tiền lãi suất chậm thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự xác định rõ những bản án, quyết định đang trực tiếp tổ chức thi hành có trước thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án mà có nhiều người được thi hành án để xác định người đã yêu cầu thi hành án, người chưa yêu cầu thi hành án; số tiền được thanh toán của người đã yêu cầu thi hành án và của người chưa yêu cầu thi hành án theo các bản án, quyết định đó.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền, cơ quan thi hành án dân sự chi trả cho người đã yêu cầu thi hành án số tiền theo tỷ lệ mà họ được nhận, đồng thời thông báo cho những người được thi hành án chưa yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó về quyền yêu cầu thi hành án. Việc thông báo được thực hiện theo địa chỉ có tại bản án, quyết định qua dịch vụ bưu chính bằng thư bảo đảm.
Trong thời hạn đã ấn định mà tiếp tục nhận được yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo quy định và chi trả cho họ số tiền đã gửi, tiền lãi theo tỷ lệ đã được xác định, số tiền của những người không yêu cầu thi hành án còn lại được thanh toán tiếp cho những người đã có yêu cầu thi hành bản án, quyết định đó tính đến thời điểm hết thời hạn thông báo. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.
Như vậy theo quy định trên trường hợp bản án, quyết định tuyên lãi suất chậm thi hành án thì khi thu được tiền, cơ quan thi hành án dân sự tiến hành thanh toán số tiền được tuyên trong bản án, quyết định trước, sau đó mới thanh toán tiền lãi suất chậm thi hành án tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?