Việc theo dõi tổ chức tín dụng bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ được thực hiện như thế nào từ ngày 09/02/2023?
- Từ ngày 09/02/2023, xử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ mà tổ chức tín dụng bán nợ như thế nào?
- Từ ngày 09/02/2023, theo dõi tổ chức tín dụng bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ như thế nào?
- Tổ chức tín dụng mua nợ thì xử lý tài chính, hạch toán kế toán từ ngày 09/02/2023 như thế nào?
Từ ngày 09/02/2023, xử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ mà tổ chức tín dụng bán nợ như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định về xử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ mà tổ chức tín dụng bán nợ như sau:
Xử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ đã mua, bán
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ
a) Đối với khoản nợ có nợ gốc đang hạch toán nội bảng
(i) Việc xử lý thu hồi nợ được thực hiện theo nguyên tắc: thu hồi nợ gốc trước, nợ lãi sau;
(ii) Trường hợp giá bán nợ cao hơn hoặc bằng giá trị ghi sổ nội bảng của khoản nợ được mua bán:
Sau khi thu hồi số nợ gốc, nợ lãi của khoản nợ đã bán, phần chênh lệch (nếu có) giữa giá bán nợ và giá trị ghi sổ nội bảng của khoản nợ được mua bán, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ghi nhận vào thu nhập;
(iii) Trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị ghi sổ nội bảng của khoản nợ được mua bán, ngoài số tiền thu được từ bán nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ sử dụng tiền bồi thường (trong trường hợp bị tổn thất về tài sản do nguyên nhân chủ quan và phải bồi thường theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), tiền bảo hiểm (nếu có) để thu hồi nợ. Sau khi sử dụng hết số tiền thu được từ bán nợ, tiền bồi thường, tiền bảo hiểm nêu trên để thu hồi nợ mà vẫn thiếu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện như sau:
Đối với số nợ gốc không thu được: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ. Sau khi hoàn thành việc xử lý tài chính nêu trên, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xuất toán đối với số nợ gốc không thu được.
Đối với số nợ lãi không thu được: Trường hợp, số nợ lãi đang được ghi nhận nội bảng đã hạch toán vào thu nhập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán giảm thu nhập hoặc hạch toán vào chi phí theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp, số nợ lãi đang được ghi nhận ngoại bảng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xuất toán số nợ lãi của khoản nợ đã bán;
b) Đối với khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xuất toán khoản nợ đã bán khỏi ngoại bảng và ghi nhận số tiền bán nợ (theo giá bán nợ) vào thu nhập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Đối với khoản nợ đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng
Số tiền bán nợ được ghi nhận vào thu nhập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
3. Việc hạch toán, kế toán trong hoạt động mua, bán nợ; xử lý các khoản phát sinh do chêch lệch tỷ giá khi mua nợ, bán nợ, thu hồi nợ của khoản nợ đã mua; xử lý tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ phải thực hiện theo dõi, lưu trữ thông tin đối với các khoản bán nợ quy định tại điểm a(iii) khoản 1 và điểm b khoản 1 Điều này để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu.
...
Như vậy, theo quy định mới, tuỳ khoản nợ là khoản nợ có nợ gốc đang hạch toán nội bảng, khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng hay khoản nợ đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng mà xử lý tài chính, hạch toán kế toán theo quy định như trên.
Việc theo dõi tổ chức tín dụng bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ được thực hiện như thế nào từ ngày 09/02/2023? (Hình từ Internet)
Từ ngày 09/02/2023, theo dõi tổ chức tín dụng bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ như thế nào?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định về theo dõi tổ chức tín dụng bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ như sau:
Quản lý theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ
Việc quản lý, theo dõi trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Thông tư này được thực hiện theo nguyên tắc:
1. Trường hợp bên bán nợ còn sở hữu một phần khoản nợ được mua, bán, bên bán nợ phải tiếp tục làm đầu mối thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm và các vấn đề khác liên quan của khoản nợ. Phần nợ chưa bán, bên bán nợ tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.
Trường hợp, bên bán nợ không còn sở hữu khoản nợ được mua, bán và đã nhận đầy đủ số tiền mua nợ, việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm của khoản nợ và các vấn đề khác liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ cho các bên mua nợ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên mua nợ, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ của các bên và việc xử lý các vấn đề phát sinh trong trường hợp bên bán nợ làm đầu mối thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm và các vấn đề khác liên quan của khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, việc xử lý tài chính và các vấn đề liên quan khác đối với phần nợ được mua, bán của bên mua nợ và bên bán nợ được thực hiện như quy định đối với mua, bán khoản nợ và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, bên bán nợ không còn sở hữu khoản nợ được mua, bán và đã nhận đầy đủ số tiền mua nợ, việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, các biện pháp bảo đảm của khoản nợ và các vấn đề khác liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ cho các bên mua nợ thì việc quản lý theo dõi được thực hiện theo thỏa thuận của các bên mua nợ, phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên bán nợ còn sở hữu một phần khoản nợ được mua, bán, bên bán nợ phải tiếp tục làm đầu mối thực hiện quản lý, theo dõi khoản nợ.
Tổ chức tín dụng mua nợ thì xử lý tài chính, hạch toán kế toán từ ngày 09/02/2023 như thế nào?
Theo Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định về xử lý tài chính, hạch toán kế toán khoản nợ mà tổ chức tín dụng mua như sau:
Xử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ đã mua, bán
...
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ
a) Trường hợp giá mua nợ nhỏ hơn hoặc bằng số dư nợ gốc của khoản nợ được mua
Số tiền nợ gốc thu được theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ, hạch toán thu hồi vào số tiền đã mua nợ. Trường hợp, số tiền mua nợ đã được thu hồi hết, số nợ gốc còn lại (phần chênh lệch còn lại giữa số nợ gốc của khoản nợ được mua với số tiền mua nợ) thu được được ghi nhận vào thu nhập.
Số tiền nợ lãi thu được theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ ghi nhận vào thu nhập;
b) Trường hợp giá mua nợ lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ được mua
Số tiền nợ gốc, nợ lãi thu được theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ, hạch toán thu hồi vào số tiền đã mua nợ. Đến thời điểm khi số tiền đã mua nợ còn lại nhỏ hơn hoặc bằng số dư nợ gốc của khoản nợ đã mua tại thời điểm đó, số tiền nợ gốc, nợ lãi thu được theo hợp đồng tín dụng của khoản nợ đã mua, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ thực hiện xử lý theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Trường hợp nếu không thu hồi hết số tiền đã mua nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện xử lý số tiền không thu hồi được theo quy định về chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Việc hạch toán, kế toán trong hoạt động mua, bán nợ; xử lý các khoản phát sinh do chêch lệch tỷ giá khi mua nợ, bán nợ, thu hồi nợ của khoản nợ đã mua; xử lý tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan.
...
Căn cứ điều luật trên, tuỳ vào giá mua nợ nhỏ so với số dư nợ gốc của khoản nợ được mua mà ử lý tài chính, hạch toán kế toán đối với khoản nợ tổ chức tín dụng đã mua theo quy định này.
Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?