Việc tuyển dụng công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan nào thực hiện?
- Việc tuyển dụng công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan nào thực hiện?
- Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?
- Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được phân loại như thế nào?
Việc tuyển dụng công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Công chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên kiểm ngư) trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 (quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức) được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước đối với công chức theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng, được sử dụng khi tham dự kỳ thi nâng ngạch và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch quy định tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Như vậy theo quy định trên việc tuyển dụng công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.
Việc tuyển dụng công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực.
Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định việc phân loại mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật:
+ Kiểm dịch viên chính động vật có mã số: 09.315
+ Kiểm dịch viên động vật có mã số: 09.316
+ Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có mã số: 09.317
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật:
+ Kiểm dịch viên chính thực vật có mã số: 09.318
+ Kiểm dịch viên thực vật có mã số: 09.319
+ Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật có mã số: 09.320
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều:
+ Kiểm soát viên chính đê điều có mã số: 11.081
+ Kiểm soát viên đê điều có mã số: 11.082
+ Kiểm soát viên trung cấp đê điều có mã số: 11.083
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm:
+ Kiểm lâm viên chính có mã số: 10.225
+ Kiểm lâm viên có mã số: 10.226
+ Kiểm lâm viên trung cấp có mã số: 10.228
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư:
+ Kiểm ngư viên chính có mã số: 25.309
+ Kiểm ngư viên có mã số: 25.310
+ Kiểm ngư viên trung cấp có mã số: 25.311
- Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư:
+ Thuyền viên kiểm ngư chính có mã số: 25.312
+ Thuyền viên kiểm ngư có mã số: 25.313
+ Thuyền viên kiểm ngư trung cấp có mã số: 25.314.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?