Viên chức chưa đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp có được bổ nhiệm trước, bổ sung hoàn thiện sau không?
- Chức danh nghề nghiệp viên chức có những tiêu chuẩn nào?
- Viên chức chưa đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp có được bổ nhiệm trước, bổ sung hoàn thiện sau không?
- Quyền lợi và trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp là gì?
Chức danh nghề nghiệp viên chức có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.
Như vậy, hiện nay với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể có sự khác nhau.
Đồng thời, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những căn cứ tuyển dụng viên chức, cụ thể Điều 4 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ tuyển dụng viên chức
1. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức;
b) Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
đ) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
e) Các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một tiêu chuẩn quan trọng phải được xem xét trong việc tuyển dụng viên chức theo quy định hiện nay.
Viên chức chưa đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp có được bổ nhiệm trước, bổ sung hoàn thiện sau không? (Hình từ Internet)
Viên chức chưa đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp có được bổ nhiệm trước, bổ sung hoàn thiện sau không?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP:
Chế độ tập sự
...
4. Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng viên chức phải cử viên chức tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Đồng thời, tại Điều 18 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) cũng có quy định như sau:
Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
...
3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Theo đó, viên chức được tuyển dụng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm. Và phải đảm bảo hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm.
Quyền lợi và trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp có quyền lợi như sau:
Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Về trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp , căn cứ Điều 38 Nghị định 101/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.
3. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?