Viên chức thay đổi vị trí việc làm được xếp lương như thế nào? Các trường hợp viên chức bị thay đổi vị trí việc làm 2023?
Viên chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Khi nào viên chức được thay đổi vị trí công việc?
Trong công việc, không chỉ riêng viên chức mà người lao động nói chung, có nhiều trường hợp được thay đổi công việc khác nhau.
Theo đó, viên chức có thể thay đổi sang vị trí công việc khác trong các trường hợp: chuyển sang vị trí làm việc mới khi cơ quan có nhu cầu, biệt phái, nghỉ việc.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Viên chức 2010 quy định về thay đổi vị trí việc làm như sau:
Thay đổi vị trí việc làm
1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này.
Theo đó, khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Viên chức 2010 được hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái viên chức theo đó:
- Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
- Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;
+ Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
- Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Theo đó, viên chức có thể chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác theo đó:
Viên chức có thể được tạm thời chuyển vị trí công tác nếu viên chức có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng và việc tiếp tục làm việc ở vị trí công tác hiện tại sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, xem xét, xử lý.
Viên chức thay đổi vị trí việc làm được xếp lương như thế nào? Các trường hợp viên chức bị thay đổi vị trí việc làm 2023? (Hình từ internet)
Viên chức khi thay đổi vị trí việc làm có được kết hợp nâng lương hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV có quy định:
II- NGUYÊN TẮC XẾP LƯƠNG
...
3 - Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).
...
c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.
Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.
Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).
Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.
Theo đó, viên chức khi thay đổi vị trí việc làm không được kết hợp nâng lương hoặc nâng ngạch.
Viên chức khi thay đổi vị trí việc làm được xếp lương như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn việc xếp lương viên chức khi thay đổi công việc khác như sau:
- Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch viên chức đó.
- Không được kết hợp nâng bậc lương
- Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với hạng chức danh viên chức đang giữ thì phải chuyển hạng
- Chuyển đến công việc mới có lương thấp hơn: Được giữ bậc lương đang hưởng kể cả chế độ nâng lương, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với chức danh đang giữ: Cơ quan mới tiếp tục trả lương theo giấy thôi trả lương của cơ quan cũ.
- Khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo: Giữ nguyên bậc lương đang hưởng và được hưởng thêm phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo mới được bổ nhiệm. Nếu chức danh đang giữ không phù hợp chuyên môn thì phải chuyển chức danh.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn về xếp lương đối với viên chức khi thay đổi vị trí việc làm mà bạn có thể tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?