Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 hay nhất?

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 hay nhất?

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6?

Có thể tham khảo mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6, viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 dưới đây:

MẪU 01 - Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6

Xin chào mọi người, ta là Thạch Sanh, vị vua mới lên ngôi của nước ta. Để có ngày hôm nay, ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố.

Ta sinh ra trong gia đình nghèo khó. Cha mẹ mất sớm, ta sống một mình trong túp lều nhỏ dưới gốc đa. Tuy vậy, ta vẫn lớn lên vô cùng mạnh khỏe và chăm chỉ. Ngày ngày, ta tự mình lên rừng đốn củi nuôi sống bản thân.

Một hôm, ta gặp một người hàng rượu tên là Lý Thông, hắn rủ ta làm anh em kết nghĩa. Mà ngờ đâu, mọi sóng gió của cuộc đời ta đều từ hắn mà nên. Hắn lợi dụng sức khỏe của ta, để ta làm mọi việc trong cửa hàng rượu của hắn. Rồi lừa ta thay hắn đi nộp mạng cho trăn tinh. Khi ta giết được trăn tinh trừ hại cho dân, thì hắn lừa ta rằng đó là con vật do vua nuôi, để đẩy ta đi rồi cướp công trạng. Chưa dừng lại ở đó, khi ta một mình tiêu diệt đại bàng tinh để cứu công chúa, thì hắn đã ra lệnh lấp cửa hang để hại chết ta và cướp công cứu công chúa. Nhưng may mắn, ta đã thoát khỏi hang sâu và giải thoát cho con trai của vua Thủy Tề.

Trở về nhà, ta lại bị giam vào ngục oan do bị hồn trăn tinh và đại bàng tinh ám hại. Nhờ cây đàn thần vua Thủy Tề tặng, mà ta đã giúp công chúa khỏi bệnh và được gặp nhà vua. Lúc này, sự thật được sáng tỏ, Lý Thông và mẹ hắn ta mất hết tất cả, và được ta tha cho, đuổi về quê. Sau đó, ta trở thành phò mà và giúp vua xử lí việc nước. Bao sự dị nghị của triều thần đã bị xóa hết sau khi ta một mình đánh đuổi được đại quân của mười tám nước chư hầu.

Sau khi vua cha qua đời, ta nối ngai cha, trở thành một vị vua mới. Nay ngồi chiêm nghiệm lại, ta thấm thía một đạo lí rằng “ở hiền thì gặp lành”.

MẪU 02 - Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6

Tôi là một chú chim sống ở biển khơi xa xôi. Tôi cai quản một hòn đảo chứa đầy vàng bạc và châu báu.

Một ngày nọ, khi bay vào đất liền dạo chơi, tôi bị thu hút bởi một cây khế với nhiều trái chín vàng ươm. Trái nào ăn cũng ngọt lịm, nhiều nước. Vì vậy, liên tục ngày nào tôi cũng ghé ăn khế. Thế nhưng, tôi lại bị người chủ cây khế than thở vì tôi đã ăn quá nhiều, khiến anh ta chẳng còn mấy khế để bán. Thế là tôi liền dặn anh ta may túi ba gang theo tôi ra đảo vàng để lấy tiền vàng đổi khế. Sau hôm đó, nhà anh ta trở nên giàu có, còn tôi thì được ăn khế thoải mái. Ít lâu sau, chủ của cây khế đổi thành người anh trai. Anh ta lại ra kể lể với tôi về hoàn cảnh khó khăn của mình. Thế là tôi lại dặn dò anh ta y như với người em trai. Nhưng ngờ đâu, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần rồi còn nhét đầy vàng vào túi áo. Trên đường về, cánh của tôi run rẩy vì sức nặng của hắn. Một cơn bão lớn ập đến đẩy ngã tôi xuống biển. Tôi thì may mắn vùng vẫy bay lên được, còn tên tham lam kia thì vì quá nặng nên bị nước nhấn chìm.

MẪU 03 - Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6

Tôi là Sọ Dừa – một chàng trai có hình hài kỳ lạ nhưng lại may mắn có được tình yêu chân thành và đạt được hạnh phúc viên mãn. Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời mình.

Ngày ấy, mẹ tôi là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ. Một hôm, mẹ đi làm đồng, khát nước quá nên đã uống nước trong một chiếc sọ dừa bên đường. Không ngờ sau đó, mẹ mang thai tôi. Khi tôi chào đời, ai nấy đều kinh ngạc vì tôi không có hình hài như người bình thường, mà tròn lẳn như một quả dừa. Người ta chê bai, xa lánh tôi, nhưng mẹ vẫn yêu thương và chăm sóc tôi hết mực.

Lớn lên, tôi biết mẹ rất vất vả, nên xin đi chăn bò cho phú ông. Ông ta ban đầu ngần ngại, nhưng thấy tôi chăm chỉ, đàn bò ngày càng béo tốt, ông đành bằng lòng. Phú ông có ba cô con gái. Một ngày nọ, tôi nghe tin phú ông muốn gả con gái, tôi liền nhờ mẹ đến hỏi cưới. Hai cô con gái lớn cười chê, chỉ có cô út hiền lành, nết na đồng ý làm vợ tôi.

Ngày cưới, tôi khiến cả làng ngỡ ngàng khi xuất hiện trong hình hài một chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Từ đó, vợ chồng tôi sống hạnh phúc bên nhau. Nhưng sóng gió chưa dừng lại. Khi tôi đi thi làm quan, hai chị gái của vợ vì ghen tị đã lập mưu hãm hại nàng. Chúng đẩy nàng xuống biển để cướp đoạt hạnh phúc của nàng. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thần linh, nàng không chết mà hóa thành chim báo tin cho tôi.

Biết được sự thật, tôi vô cùng đau đớn nhưng cũng nhanh chóng tìm lại được vợ. Kẻ ác bị trừng trị, còn vợ chồng tôi đoàn tụ trong niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn.

Tôi hiểu rằng, cuộc sống luôn có những thử thách, nhưng chỉ cần có lòng nhân hậu và nghị lực, nhất định ta sẽ tìm được hạnh phúc thật sự.

MẪU 04 - Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6

Ta là ông Bụt - một vị thần có nhiều phép thần thông. Trong bao năm qua, ta đã giúp đỡ rất nhiều người, nhưng người làm ta nhớ nhất là một anh nông dân nghèo.

Anh ta là một người nông dân nghèo nhưng rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Không chỉ vậy, anh ta còn rất tốt bụng và hiền lành. Khi lớn lên, anh ta đem lòng yêu con gái phú ông. Phát hiện chuyện này, phú ông bảo rằng nếu anh ta làm cho hắn ba năm không lấy tiền công thì sẽ gả con gái cho hắn. Nghe vậy, anh ta bằng lòng ngay. Sau ba năm, nhà lão phú ông có thêm biết bao là của cải do anh nông dân làm ra. Nhưng hắn ta lại muốn lật lọng. Hắn lừa anh nông dân đi tìm một cây tre trăm đốt để làm sính lễ. Rồi nhân lúc anh rời đi, tổ chức đám cưới cho con gái mình với con trai của một phú ông khác. Nhìn anh nông dân bất lực, đau khổ, ta liền hiện ra, dạy cho anh hai câu thần chú để ghép và tách rời một trăm đốt tre. Nhờ câu thần chú ấy, anh ta đã cưới được vợ và đòi lại lẽ công bằng cho mình. Cũng như trừng phạt những kẻ giả dối, tham lam.

Cuối cùng, người hiền lành được hưởng phúc báo, kẻ tham lam phải trả giá cho hành động của mình. Kết cục ấy khiến ta vô cùng vui sướng.

MẪU 05 - Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6

Trong kho tàng cổ tích Việt Nam có rất nhiều câu chuyện vừa hay lại vừa giàu ý nghĩa. “Ba lưỡi rìu của thần sông” chính là một câu chuyện như thế.

Câu chuyện kể về một chàng tiều phu nổi tiếng trung thực, thật thà. Anh sống một mình trong túp lều cũ nát, cả gia sản chỉ có duy nhất một chiếc rìu cũ. Một ngày nọ, khi anh đang chặt củi cạnh bờ sông thì lưỡi rìu tuột ra, lăn xuống nước. Anh đang hoang mang chưa biết làm sao, thì một ông lão râu tóc bạc phơ xuất hiện, tự giới thiệu là thần ngụ ở sông này. Thần sông hứa sẽ giúp anh tìm lại lưỡi rìu sau đó biến mất trong làn nước. Một lát sau, ông xuất hiện với lưỡi rìu bằng bạc chói sáng trên tay, hỏi anh thanh niên xem có phải lưỡi rìu của anh không. Anh tiều phu nhìn qua liền lắc đầu nói rằng không phải. Thế là thần sông lại biến mất. Lần thứ hai xuất hiện, ông ấy mang theo lưỡi rìu bằng vàng còn to và sáng chói hơn cái trước. Nhưng anh tiều phu vẫn từ chối. Đến lần thứ ba, thần sông đưa ra một chiếc lưỡi rìu sắt cũ kĩ. Nhìn thấy nó, anh tiều phu mừng rỡ cầm lấy, cảm ơn ông lão rối rít. Xong rồi, anh vội chào ông để tiếp tục đi đốn củi. Thấy vậy, thần sông liền gọi anh lại, tặng cho anh hai lưỡi rìu kia để khen ngợi sự trung thực của anh. Anh tiều phu định từ chối, thì ông đã biến mất tăm sau làn khói trắng.

*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6, viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6!

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 hay nhất?

Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 hay nhất? (Hình ảnh Internet)

Hiện nay, nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?

Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của môn Ngữ Văn có nêu rõ mục tiêu chung môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết đoạn văn về nhân vật Cô li a lớp 3? Viết đoạn văn về nhân vật Cô li a lớp 3 ngắn gọn và chọn lọc?
Pháp luật
Nghị luận về áp lực thi cử? Viết đoạn văn nghị luận về áp lực thi cử ngắn gọn? Đoạn văn nghị luận về áp lực thi cử hay nhất?
Pháp luật
Kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia nơi em sống, ở trường lớp em? Viết đoạn văn thuật lại một sự việc chọn lọc?
Pháp luật
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích lớp 6? Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn lớp 6 hay nhất?
Pháp luật
Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc? Lão Hạc trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm Lão Hạc của tác giả nào?
Pháp luật
Bài văn tả cây ăn quả lớp 4 ngắn gọn? Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu về viết đoạn văn như thế nào?
Pháp luật
Văn nghị luận về kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay? Mục tiêu môn ngữ văn trung học phổ thông là gì?
Pháp luật
Song thất lục bát là thể thơ gì? Cách nhận biết thể thơ song thất lục bát? Ví dụ về thể thơ song thất lục bát?
Pháp luật
Viết đoạn văn khoản 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ mây và sóng lớp 6? Bài thơ mây và sóng nằm trong chương trình ngữ văn lớp mấy?
Pháp luật
Thể thơ tự do là gì? Cách nhận biết thể thơ tự do? Ví dụ về thể thơ tự do? Đặc điểm của thơ tự do?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào