Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?

Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?

Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4?

Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4 như sau:

DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI CUỘC TRÒ CHUYỆN CỦA EM VỚI BÀ TIÊN, ÔNG BỤT LỚP 4:

MẪU 01 - VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI CUỘC TRÒ CHUYỆN CỦA EM VỚI BÀ TIÊN, ÔNG BỤT LỚP 4:

Trong giấc ngủ mơ trưa nay, em mơ thấy mình xuất hiện ở một vườn rau cải xanh mướt, ở đó có một bà cụ đang lúi húi hái rau. Tiến lại gần để hỏi thăm, em mới biết bà đang hái rau để mang ra chợ bán. Thế là, em đã dìu bà ngồi xuống nghỉ ngơi, rồi giúp bà nhổ rau. Em nhổ từng cây thật nhẹ, để lôi lên được cả bộ rễ, sau đó bó thành từng bó nhỏ. Khi em vừa bó xong mớ rau cuối, thì bỗng có tiếng gọi từ sau lưng. Quay đầu lại, vị trí của bà cụ nghèo khổ đang ngồi, bỗng xuất hiện một bà tiên hiền lành, nhân hậu. Bà tiến lại gần, nhẹ nhàng xoa mồ hôi trên trán em. Còn em thì ngơ ngác nhìn bà, quên cả thả mớ rau trên tay xuống. Thấy vậy, bà tiên bật cười dịu dàng, hỏi em vì sao lại nhổ rau giúp bà. Em thật thà trả lời rằng: “Thưa bà, từ trước đến nay con vẫn được được bố mẹ dạy rằng phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác ạ. Lúc nãy, thấy bà cụ già yếu nhổ rau, con thương lắm, nên xin nhổ rau thay cụ ạ”. Nghe em nói, bà tiên gật đầu hài lòng. Bà nói rằng: “Trước đây đã có nhiều bạn nhỏ bước vào giấc mơ này, nhưng chỉ có cháu chịu ngồi hái rau giúp bà nhổ rau. Cháu đúng là một đứa trẻ ngoan. Ta sẽ tặng cho cháu một phần thưởng ý nghĩa. Đó là…”. Chưa kịp nghe hết lời bà tiên nói, em đã choàng tỉnh giấc trong sự tiếc nuối nhạt nhòa.

MẪU 02 - VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI CUỘC TRÒ CHUYỆN CỦA EM VỚI BÀ TIÊN, ÔNG BỤT LỚP 4:

Tối hôm qua, khi đang nằm nghe bà kể chuyện thì em ngủ quên từ lúc nào không hay. Trong giấc ngủ say, em mơ thấy mình được gặp một ông bụt có mái tóc và bộ râu dài trắng như cước. Ông cưỡi một đám mây trắng bồng bềnh, bay từ phía mặt trăng về sân nhà em. Khi em còn đang ngơ ngác, ông đã tiến lại gần rồi hiền từ xoa đầu em. Sau đó, ông bụt ngồi xuống bên cạnh và hỏi han em về những việc tốt mà em đã làm. Thế là, em hào hứng kể cho ông nghe chuyện mình đã biết giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau và cả giúp bà bóp chân nữa chứ. Nghe em kể, ông bụt vui lắm, ông khen rằng em là một cô bé ngoan ngoãn và hiếu thảo. Trước lúc đi, ông tặng cho em một hộp quà nhỏ lấp lánh rồi biến mất trong làn khói mờ ảo. Tuy nhiên, khi em chưa kịp mở món quà ấy, thì đã tỉnh giấc trong tiếng gọi của bà rồi.

MẪU 03 - VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI CUỘC TRÒ CHUYỆN CỦA EM VỚI BÀ TIÊN, ÔNG BỤT LỚP 4:

Đọc câu chuyện cổ tích Ba chiếc rìu, em rất thích thú trước những thử thách của anh tiều phu. Thế là, tối hôm ấy, em đã được nằm mơ mình lạc vào một khu rừng có hồ nước lớn ở chính giữa. Lúc ấy, trên tay em đang cầm một chiếc ô nhưng do mải chiêm ngưỡng cảnh đẹp, nên trượt tay làm rơi xuống hồ nước. Và rồi, như trong truyện cổ tích, nước giữa hồ bỗng cuộn lại thành một xoáy nước lớn, rồi từ xoáy nước bước ra một bà tiên hiền từ. Thấy vậy, em liền vội vàng chạy lại gần hồ nước và khoanh tay chào bà. Nhìn em lễ phép như vậy, bà tiên rất vui, hiền từ gật đầu. Rồi bà lấy ra từ sau lưng hai chiếc ô đẹp lắm. Một chiếc ô trong suốt có hình ảnh những chú cá, chú ốc, chúc mực lấp lánh bơi lội. Một chiếc ô màu hồng có những đóa hoa nở tươi rực rỡ. Cả hai chiếc ô đều đẹp hơn chiếc ô mà em đánh rơi rất nhiều. Bà hỏi em rằng có phải em đã đánh rơi chiếc ô trên tay bà không. Tuy rất thích hai chiếc ô ấy, nhưng vì đã được thầy cô dạy về lòng trung thực, nên em đã lắc đầu từ chối. Thấy vậy, bà tiên rất hài lòng, liền lấy ra chiếc ô cũ đưa đến tay em và ngỏ ý muốn tặng em hai chiếc ô còn lại. Nhưng em đã nhất quyết không nhận lấy hai chiếc ô xinh đẹp đó, bởi em không thể tự ý nhận quà như vậy được. Thấy sự kiên quyết của em, bà tiên bật cười, khen em là cô bé trung thực, thật thà rồi dần lùi vào mặt hồ xanh biếc. Còn em thì chưa kịp định thần lại, đã bị đánh thức bởi tiếng chuông đồng hồ rồi.

*Lưu ý: Mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4 chỉ mang tính chất tham khảo!

Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?

Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4? (Hình ảnh Internet)

Quy định về yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 như thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

KĨ THUẬT VIẾT

Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

Quy trình viết

- Biết viết theo các bước: xác định nội dung viết (viết về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính cho đoạn, bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại văn bản; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có mối liên kết với nhau.

Thực hành viết

- Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.

- Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.

- Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng nhân hoá và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của đối tượng được tả.

- Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần gũi, thân thiết.

- Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

- Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm gồm 2 - 3 bước.

- Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư cho người thân, bạn bè.

Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4 ra sao?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

(1) Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung:

- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

- Nhận biết được chủ đề văn bản.

Đọc hiểu hình thức:

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch

- Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.

Liên hệ, so sánh, kết nối:

- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

- Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

Đọc mở rộng:

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.

(2) Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung:

- Nhận biết được những thông tin chính trong văn bản.

- Biết tóm tắt văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được đặc điểm của một số loại văn bản thông dụng, đơn giản và mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó: văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm; thư thăm hỏi, thư cảm ơn hoặc xin lỗi; đơn (xin nghỉ học, xin nhập học); giấy mời, báo cáo công việc.

- Nhận biết được bố cục của một văn bản thông tin thông thường: phần đầu, phần giữa (chính) và phần cuối.

Liên hệ, so sánh, kết nối:

- Nêu được một vấn đề có ý nghĩa đối với bản thân hay cộng đồng được gợi ra từ văn bản đã đọc.

- Nhận biết được thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

Đọc mở rộng:

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có dùng dấu chấm phẩy? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
Pháp luật
Tưởng tượng bạn là đại dương hãy viết một bức thư cho ai đó giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt ra sao?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành? Nhiệm vụ học sinh các cấp là gì?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?
Pháp luật
Bài tập Tết lớp 4 năm 2025? Tải về bài tập Tết lớp 4 năm 2025? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Phân tích bài thơ Tết đang vào nhà lớp 1 ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay là gì?
Pháp luật
Bài tập Tết môn Toán lớp 6 năm 2025? Tải bài tập Tết môn Toán lớp 6? Quy định nhiệm vụ của học sinh trung học ra sao?
Pháp luật
Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết? Bài thuyết trình về mâm ngũ quả ngày tết? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Pháp luật
Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Viết bài văn giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
155 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào