Việt Nam đã có mấy lần cải cách tiền lương? Khi nào cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Việt Nam đã có mấy lần cải cách tiền lương?
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Tại tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu tình hình thực hiện chính sách tiền lương tại nước ta như sau:
TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Kết luận Hội nghị Trung ương 8 khoá IX về Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đại hội Đảng các khoá X, XI, XII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khoá X, đặc biệt là các Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khoá XI. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống người lao động. Trong khu vực doanh nghiệp, chính sách tiền lương từng bước được hoàn thiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tính đến năm 2023, Việt Nam đã trải qua 04 cải cách tiền lương. Cụ thể:
- Lần 1: Năm 1960;
- Lần 2: Năm 1985;
- Lần 3: Năm 1993;
- Lần 4: Năm 2003.
Việt Nam đã có mấy lần cải cách tiền lương? Khi nào cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Khi nào cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, việc thực hiện cải cách tiền lương được bắt đầu từ năm 2021.
Tuy nhiên, những năm qua nước ta chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch COVID-19. Nhằm chia sẻ với Đảng, Nhà nước nên việc tăng lương được lùi lại, dành nguồn lực này cho công tác phòng chống dịch để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Theo đó, Nghị quyết 69/2022/QH15 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV nêu rõ, quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức đến thời điểm thích hợp mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở, các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở và tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Đến chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.
"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"
Đồng thời, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị, trong đó về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024 nhấn mạnh việc xác định rõ ràng sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.
Như vậy, nếu như không có gì thay đổi thì dự kiến sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ xây dựng bao nhiêu bảng lương mới?
Căn cứ theo khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang thuộc khu vực công, cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Cụ thể, 5 bảng lương mới 2024 theo vị trí việc làm như sau:
- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Mỗi chức danh, chức vụ sẽ có một mức lương cơ bản cụ thể theo sự phân chia của các bảng lương nêu trên.
Cơ cấu tiền lương mới gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?