Vợ chồng ngoại tình có bị đi tù không? Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Ngoại tình là gì? Xác định ngoại tình như thế nào?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hình thức một vợ một chồng là hợp pháp, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau. Tuy nhiên hiện nay có một số người vợ, chồng dù đã kết hôn nhưng có hành vi quan hệ lén lút với người khác, thậm chí là chung sống như vợ chồng với một người khác thì đây được xem là hành vi ngoại tình.
Ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người vợ, chồng hợp pháp của họ.
Hành vi ngoại tình được xem là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ Chế độ hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, việc chứng minh ngoại tình để xác định đối phương đã vi phạm chế độ một vợ một chồng rất khó.
Hành vi phải được thể hiện rõ như có con chung với nhau hoặc được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ ngoài vợ ngoài chồng này mới được coi là ngoại tình mà vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Vợ chồng ngoại tình có bị đi tù không? Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình? (Hình từ internet)
Vợ chồng ngoại tình có bị đi tù không?
Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm chế độ một vợ một chồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
+ Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Do đó, người nào ngoại tình mà có hành vi vi phạm chế độ một chồng thỏa mãn các điều kiện nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất từ 06 tháng đến 03 năm và nhẹ hơn là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm các hành vi cấm sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?