Xã hội học là gì? Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác như thế nào?
Xã hội học là gì?
Một số định nghĩa thường gặp về xã hội học
- Xã hội học là khoa học về xã hội hoặc về các hiện tượng xã hội (L.F. Ward)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường sống của con người (H.P. Fairchild)
- Xã hội học có thể được định nghĩa là tập hợp các kiến thức khoa học về mối quan hệ con người (J.F.Cuber)
- Xã hội học nghiên cứu hành vi của con người trong các nhóm (Kimball Young)
- Xã hội học là khoa học về các hành vi chọn lọc (R.E. Park và F.W. Burgess)
- Xã hội học là khoa học hướng tới việc giải thích hành động xã hội (Max Weber)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu cấu trúc của đời sống xã hội (Young và Mack)
- Xã hội học là khoa học tổng hợp và khái quát về con người trong tất cả các quan hệ xã hội (Arnold Green)
- Xã hội học là khoa học cho sự phát triển xã hội một cách khoa học (G. Duncan Mitchell)
- Xã hội học là khoa học về cấu trúc và các chức năng của đời sống xã hội (John W. Bennel)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống về đời sống của các nhóm người (Bruce J.Cohen và cộng sự, Xã hội học nhập môn, Nguyễn Minh Hoà dịch, 1995)
- Xã hội học là khoa học nghiên cứu về con người và sự tương tác xã hội của con người với các cá thể khác trong các nhóm xã hội và xã hội mà anh ta là một thành viên. Nó giải quyết hệ thống các hoạt động xã hội và mối tương quan của chúng. Các hoạt động đó bao gồm các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội, thể chế xã hội, cộng đồng và xã hội. ( Inkeles, 1967:16).
>> Tóm lại: xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống xã hội loài người với sự nhấn mạnh vào các hệ thống xã hội hiện đại và công nghiệp hoá. Phạm vi nghiên cứu của xã hội học là rất rộng: các nhà xã hội học nghiên cứu tất cả các mối quan hệ của con người, các nhóm, các thể chế, và các xã hội. Tình yêu, hôn nhân, sức khoẻ, bệnh tật, tội phạm và hình phạt cũng là phạm vi nghiên cứu của xã hội học.
Xã hội học nghiên cứu các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, nó nghiên cứu trạng thái xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, nghiên cứu những mối tác động qua lại trong những khu vực dân cư, tập thể lao động, nhóm gia đình và xã hội. Xã hội học bao giờ cũng gắn liền với một thế giới quan triết học nhất định, xã hội học Việt Nam dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng HCM.
Xã hội học là gì? Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác như thế nào? (Hình từ Internet)
Mối quan hệ giữa xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác như thế nào?
Khoa học xã hội bao gồm việc ứng dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu các khía cạnh con người của thế giới. Tâm lý học nghiên cứu suy nghĩ, cảm giác, hành vi (vi mô) của con người; xã hội học xem xét xã hội loài người; khoa học chính trị nghiên cứu sự quản lý, cai trị các nhóm và quốc gia; kinh tế quan tâm đến việc sản xuất và phân phối của cải của xã hội.
Sự phân biệt giữa xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác là ở việc tìm tòi cái đặc thù, cái quy luật về những hiện tượng nảy sinh “giữa những con người trong cộng đồng, các quy luật thích nghi lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành của toàn bộ cộng đồng, sự tìm kiếm các lực lượng xã hội học bộc lộ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các lực lượng khách quan tác động cả trong những cộng đồng lớn cũng như nhỏ, phát sinh một cách tự phát và bao trùm lên tất cả các hoạt động hữu ích và có mục đích của các cá nhân và các thể chế”
Đối với các nhà xã hội học, kiến thức tâm lý học rất cần thiết trong tâm lý học xã hội. Xã hội học cũng có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với chính trị kinh tế học. Đối với nhà xã hội học, các kiến thức về pháp lý (law) và pháp quyền (jurisdiction) cũng rất quan trọng. Thực vậy xã hội học phát triển như là một khoa học về sự phát sinh tự phát, về các lực lượng tự phát cho nên trong giới xã hội học luôn luôn có phần nào xem thường khoa học pháp lý và ngược lại, khoa học pháp lý vì vững tin ở sức mạnh điều hoà của các hành động chuẩn mực nên cũng có xu hướng coi nhẹ công tác nghiên cứu của các nhà xã hội học. Tuy nhiên, hiện nay cả hay lĩnh vực này đã xích lại gần nhau và các nhà xã hội học lẫn các nhà pháp lý đều đi đến kết luận rằng việc mô tả và giải thích đầy đủ các quá trình xã hội đã diễn ra yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, các nhà xã hội học cũng rất quan tâm đến kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học, sử học đặc biệt là lịch sử văn hoá.
Đời sống con người có nhiều mặt. Đó là khía cạnh kinh tế, pháp lý, thẩm mỹ, tôn giáo, chính trị…Xã hội học, do đó, có thể hiểu đời sống xã hội như là một tổng thể bằng cách nhờ sự hỗ trợ từ các ngành khoa học xã hội khác, các ngành này nghiên cứu một hoặc các khía cạnh của hoạt động con người.
Ví dụ: xã hội học để hiểu một xã hội cụ thể phải xem xét các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo, đạo đức, luật pháp và sự tương tác của nó với phần còn lại của thể giới. Điều đó cho thấy xã hội học không thể tồn tại một cách độc lập hoàn toàn với các ngành khoa học xã hội khác.
Nhưng điều đó không có nghĩa là xã hội học chỉ vay mượn từ các ngành khoa học xã hội khác và không trả lại điều gì. Thực tế cho thấy, các ngành khoa học xã hội khác cũng phụ thuộc nhiều vào xã hội học bởi lý do đơn giản là không có khía cạnh nào của đời sống con người có thể tách biệt khỏi các khía cạnh xã hội của nó.
Hơn nữa, các ngành khoa học xã hội khác chỉ tập trung nghiên cứu một khía cạnh của đời sống con người, và do đó không thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh hoàn chỉnh về đời sống xã hội. Ví dụ, nhân chủng học văn hóa nghiên cứu con người, đặc biệt là con người nguyên thủy, và văn hóa của họ.
Kinh tế học nghiên cứu con người như là kẻ tìm kiếm sự giàu có và quan tâm đến mối quan hệ giữa sự giàu có và phúc lợi. Lịch sử nghiên cứu về quá khứ của loài người, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
Tâm lý học nghiên cứu con người như là những cá nhân có hành vi. Tâm lý học xã hội quan tâm đến cách thức các cá nhân phản ứng lại với các điều kiện xã hội. Còn xã hội học nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của đời sống xã hội và giải thích tổng thể đời sống xã hội.
Như vậy, xã hội học là một khoa học toàn diện hơn, bao gồm các ngành khoa học xã hội đặc biệt. Đó là lý do tại sao xã hội học đã được gọi là “nữ hoàng của tất cả các ngành khoa học xã hội” . Và chúng ta cũng có thể khẳng định rõ ràng là các ngành khoa học xã hội khác nhau không thể có sự tồn tại một cách hoàn toàn độc lập với những ngành khác
Tất cả các ngành khoa học xã hội nói trên đều có một đối tượng chung đó là hành vi xã hội của con người. Như nhận xét của Simpson , "khoa học xã hội là một sự thống nhất , nhưng nó không phải là một sự thống nhất giả ; nó là một sự kết hợp năng động của các bộ phận hoạt động, và mỗi một bộ phận không thể tách rời nhau mà có tương quan chặt chẽ với nhau”.
Xã hội học và các ngành khoa học khác có nhiều điểm chung. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện xu hướng “kết hợp dần dần” của các ngành khác nhau. Các ngăn cách cũ đang bị phá vỡ. Quan điểm về tiếp cận liên ngành đang trở thành phổ biến. Tuy nhiên các nhà xã hội học vẫn nhấn mạnh tính tự chủ về tri thức của lĩnh vực xã hội học.
Học xã hội học có được miễn học phí không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Đối tượng được miễn học phí
.....
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Theo đó, xã hội học không nằm trong những ngành được miễn học phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?