Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào?

Tôi muốn hỏi xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Nam)

Xác định phạm vi khu vực cấm và khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?

Tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ xác định phạm vi khu vực cấm và khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:

Phạm vi khu vực cấm của công trình quốc phòng và khu quân sự xác định theo từng loại, nhóm, yêu cầu quản lý bảo vệ, vị trí, điều kiện địa hình, dân cư nơi có công trình quốc phòng, khu quân sự và được quy định như sau:

- Phạm vi khu vực cấm của công trình quốc phòng được xác định theo ranh giới sử dụng mặt đất, mặt nước và phần mở rộng từ ranh giới đó ra xung quanh. Phần mở rộng được xác định theo từng loại, nhóm công trình quốc phòng không vượt quá 55 mét trên mặt đất, 500 mét trên mặt nước;

- Phạm vi khu vực cấm của khu quân sự được xác định theo ranh giới sử dụng mặt đất, mặt nước của khu quân sự hoặc khoảng không của khu quân sự khi được thiết lập trên không;

- Phạm vi khu vực cấm trong lòng đất, dưới mặt nước, trên không của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định theo mặt thẳng đứng từ đường ranh giới khu vực cấm từ mặt đất, mặt nước trở xuống không giới hạn về chiều sâu, lên trên không chiều cao không quá 5.000 mét;

- Phạm vi khu vực cấm được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa; có tường rào, hàng rào, hào ngăn cách hoặc cột mốc, biển báo, phao tiêu để xác định ranh giới.

Phạm vi khu vực bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định từ ranh giới của khu vực cấm trở ra xung quanh một khoảng cách nhất định theo từng loại, nhóm, được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa, có cột mốc, biển báo, phao tiêu để xác định và được quy định như sau:

- Khoảng cách từ ranh giới của khu vực cấm trở ra xung quanh của công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt không quá 600 mét, Nhóm I không quá 300 mét, Nhóm II và Nhóm III không quá 200 mét;

- Đối với công trình quốc phòng bảo đảm cho các loại vũ khí trang bị thì phạm vi khu vực bảo vệ được xác định theo tính năng chiến thuật, kỹ thuật, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của từng loại vũ khí trang bị.

Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào?

Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược được xác định như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 17 Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược được xác định như sau:

Phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược được xác định từ giới hạn trong trở ra xung quanh với khoảng cách bằng bán kính an toàn được thể hiện trên sơ đồ, bản đồ và thực địa, có cột mốc, biển báo, phao tiêu hoặc hào ngăn cách để xác định và được quy định như sau:

- Giới hạn trong của vành đai an toàn kho đạn dược cách đường cơ bản kho đạn dược không quá 55 mét; đối với kho đạn dược thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương, giới hạn trong trùng với đường cơ bản;

- Bán kính an toàn được xác định căn cứ vào cấp kho đạn dược; số lượng, trữ lượng các loại đạn dược, vật liệu nổ cất trữ trong kho được tính toán, quy đổi ra đương lượng TNT. Bán kính an toàn kho đạn dược thuộc Nhóm I và Nhóm II từ 1.200 mét đến 1.500 mét; bán kính an toàn kho đạn dược thuộc Nhóm III từ 800 mét đến 1.000 mét; đối với kho đạn dược thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương từ 14 mét đến 800 mét;

- Trường hợp xung quanh kho đạn dược có địa hình, vật che chắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì bán kính an toàn quy định tại điểm b khoản này có thể giảm nhưng không quá 50%;

- Phạm vi vành đai an toàn kho đạn dược trong lòng đất, dưới mặt nước, trên không được xác định theo mặt thẳng đứng từ đường giới hạn ngoài vành đai an toàn trên mặt đất, mặt nước trở xuống không giới hạn về chiều sâu, lên vùng trời chiều cao không quá 5.000 mét.

Phạm vi hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự xác định theo tính năng kỹ thuật của từng hệ thống ăng-ten quân sự được xác định như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 17 Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có nêu rõ phạm vi hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự xác định theo tính năng kỹ thuật của từng hệ thống ăng-ten quân sự được xác định như sau:

- Hành lang an toàn kỹ thuật của hệ thống ăng-ten thông tin liên lạc là 2.000 mét; hệ thống ăng-ten trinh sát kỹ thuật là 3.000 mét; hệ thống ăng-ten ra-đa và ăng-ten tác chiến điện tử là 5.000 mét;

- Các chướng ngại vật ăng-ten nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống ăng-ten quân sự phải cách mép ngoài hệ thống ăng-ten quân sự một khoảng cách tối thiểu để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ăng-ten quân sự; việc xác định khoảng cách tối thiểu được căn cứ vào tính năng kỹ thuật của từng hệ thống ăng-ten, đặc điểm của chướng ngại vật ăng-ten.

Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025

Công trình quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?
Pháp luật
Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong khu vực cấm ra sao?
Pháp luật
Công trình lưỡng dụng là gì? Việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xác định phạm vi bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự theo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 như thế nào?
Pháp luật
Phân nhóm công trình quốc phòng và khu quân sự theo tính chất quan trọng và yêu cầu quản lý, bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Quản lý công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm những nội dung nào? Hồ sơ quản lý công trình quốc phòng, khu quân sự bao gồm những gì?
Pháp luật
Phân loại công trình quốc phòng và khu quân sự theo chức năng nhiệm vụ, mục đích sử dụng ra sao?
Pháp luật
Luật Quản lý, bảo vệ công trình Quốc phòng và khu quân sự 2023 ra sao? Có hiệu lực thi hành khi nào?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Pháp luật
Điểm mới trong Dự thảo Luật quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? Chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình quốc phòng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,376 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào