Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là bao nhiêu?
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm những nội dung nào? Chi phí mai táng có được tính vào phần thiệt hại không?
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hiểu là những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm làm ảnh hưởng năng nề đến sức khỏe của người bị xâm phạm và dẫn đến hệ quả là người bị xâm phạm chết.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm 04 nội dung trên.
Trong đó, chi phí cho việc mai táng vẫn được tính vào khoản bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, tuy nhiên không phải mọi khoản chi phí mai táng đều được tính mà chỉ những trường hợp nhất định được xem xét "chi phí hợp lý" thì mới được bồi thường.
Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như thế nào? Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cách xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm ra sao?
Căn cứ Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hướng dẫn cách xác định tại Điều 8 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP như sau:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết;
Bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng:
+ Tính với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương;
+ Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết được xác định như sau:
+ Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhưng không thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;
+ Thời điểm cấp dưỡng được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm về sức khỏe;
+ Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Như vậy, việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được thực hiện theo nội dung hướng dẫn nêu trên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là bao nhiêu?
Trên tinh thần của khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
Theo đó, khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm đối với người gây ra thiệt như sau:
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường:
- 04 nội dung thiệt hại được xác định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015;
- Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại:
+ Bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.
+ Nếu không có những người này thì người được hưởng khoản bù đắp tổn thất tinh thần là:
++ Người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng;
++ Người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại;
Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể về mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần, thay vào đó sẽ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP và Nghị quyết 69/2022/QH, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng và 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/07/2023.
Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần tối đa là 149.000.000 đồng đến ngày 30/06/2023 và 180.000.000 đồng từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?