Xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội dựa trên căn cứ nào?
- Xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội dựa trên căn cứ nào?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như thế nào?
- Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được thực hiện thế nào?
Xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
...
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên hệ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội dựa trên các căn cứ như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội dựa trên căn cứ nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm
chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, liên hệ tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội gồm như sau:
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Liên hệ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc
..
5. Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
...
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện như sau:
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
+ Danh mục vị trí việc làm;
+ Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
+ Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?