Xây chùa, công trình tôn giáo có cần phải xin phép? Nếu vi phạm thì bị phạt tiền bao nhiêu?
- Khái niệm công trình tôn giáo là gì?
- Xây dựng công trình tôn giáo được quy định như thế nào ?
- Muốn xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo có phải xin giấy phép không ? Vi phạm thì bị xử lý ra sao?
- Trường hợp nào công trình không phải xin phép xây dựng ?
- Cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo ?
Khái niệm công trình tôn giáo là gì?
Tại khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng và tôn giáo được hiểu như sau:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Đồng thời, tại quy định khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Năm 2023, xây chùa ( công trình tôn giáo) có cần phải xin phép? Nếu vi phạm thì bị phạt tiền bao nhiêu? (Hình internet)
Xây dựng công trình tôn giáo được quy định như thế nào ?
Căn cứ vào Điều 58 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo thực hiện như sau:
- Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
- Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng
+ Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.
Muốn xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo có phải xin giấy phép không ? Vi phạm thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ vào quy định của pháp luật thì việc xây dựng các công trình tôn giáo tại Việt Nam sẽ chia thành 2 nhóm phải xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Nhóm thứ nhất: Là công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Vì thế, mọi công trình xây dựng ở bất cứ khu vực nào cũng phải xin giấy phép xây dựng.
+ Do đó, nếu xây dựng công trình tôn giáo trái phép (không có giấy phép) sẽ bị xử phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
- Nhóm thứ 2: cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
Như vậy, đối với việc xây dựng công trình tín ngưỡng tôn giáo và các công trình phụ trợ thì đều cần phải thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng công trình tôn giáo trước khi tiến hành xây dựng và sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
Bên cạnh đó, công trình tôn giáo bắt buộc phải được xây trên đất tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ mục đích sử dụng nếu công trình xây dựng không phải trên đất tôn giáo thì còn bị xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai .
Trường hợp nào công trình không phải xin phép xây dựng ?
Khi sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng tôn giáo, mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì không phải xin cấp phép xây dựng. Nhưng trước khi sửa chữa, cải tạo người phụ trách cơ sở tôn giáo phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi xây dựng công trình biết.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo ?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 95 Luật xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 34 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo cần chuẩn bị gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế
- Văn bản có ý kiến về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tải Mẫu đơn xin phép xây dựng công trình tôn giáo mới 2022 tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?