Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo như thế nào?

Cho hỏi đánh giá của Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược là gì? - Câu hỏi của anh Tùng tại Hà Nội.

Đánh giá của Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược là như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2022, Chính phủ đã có những đánh giá về đề nghị xây dựng Luật Dược sửa đổi như sau:

- Về cơ bản, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu sửa đổi toàn diện Luật Dược nhằm xử lý những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn; bảo đảm đáp ứng kịp thời thuốc theo hướng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, phục vụ yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị dược phẩm trong khu vực và trên thế giới.

- Chính phủ đề nghị xây dựng Luật cần quán triệt quan điểm về:

+ Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng;

+ Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh dược; tiếp cận tối đa các thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; nội dung sửa đổi phải có đánh giá tác động đầy đủ và cụ thể;

+ Thứ ba, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ ngay để bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân; bảo đảm kịp thời, khoa học, an toàn, hiệu quả, trong đó chú trọng đến vấn đề an toàn;

+ Thứ tư, tăng cường quản lý chặt chẽ các loại dược liệu, nguyên liệu làm thuốc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

- Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, tập trung hoàn thiện Đề nghị với các nội dung sau:

Chính sách 1: Về bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới;

Chính sách 2: Về tăng cường hơn nữa việc cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân;

Chính sách 3: Về nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế;

Theo đó, trước những vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực y tế và trong ngành dược trong thời gian gần đây, yêu cầu tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng chống tiêu cực, tham nhũng đã được nêu ra và cần thiết quán triệt trong việc xây dựng Luật Dược sửa đổi.

Theo dự kiến, dự án Luật Dược sửa đổi sẽ được trình Chính phủ cho ý kiến vào tháng 3/2023, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua đối với dự án Luật vào kỳ họp tháng 5/2023.

Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng?

Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng? (Hình từ Ineternet)

Một số nội dung nổi bật của dự thảo Luật Dược sửa đổi là gì?

Căn cứ Tờ trình của Bộ Y tế Đề nghị xây dựng Luật Dược sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược, một số nội dung sửa đổi nổi bật của dự thảo Luật Dược sửa đổi bao gồm:

+ Dự thảo dự kiến đơn giản hóa hồ sơ đăng ký thuốc với thuốc nhập khẩu;

+ Thay đổi cơ chế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

+ Sửa đổi quy định về kiểm nghiệm thuốc trong trường hợp phòng, chống dịch bệnh ;

+ Sửa đổi quy định về thử thuốc lâm sàng theo hướng cho phép cấp phép khẩn cấp với thuốc sản xuất trong nước ;

Nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển của ngành Dược cần được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục III Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017, những giải pháp về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về là đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế được đề cập đến như sau:

- Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

- Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc, thiết bị, hoá chất, vật tư y tế, bảo đảm công khai, minh bạch. Hoàn thiện cơ chế đầu tư, mua sắm và kiểm soát chặt chẽ chất lượng, chống thất thoát, lãng phí.

- Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc. Củng cố hệ thống phân phối thuốc, bảo đảm kỷ cương pháp luật, hiệu quả, chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về quyền phân phối thuốc, không để các doanh nghiệp không được phép nhưng vẫn thực hiện phân phối thuốc trá hình.

Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất thuốc, vắc xin. Đầu tư đủ nguồn lực để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới, vắc xin tích hợp nhiều loại trong một, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng trong nước, tiến tới xuất khẩu.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị dược phẩm trong khu vực và trên thế giới.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền. Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y.

- Có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm; ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.

- Đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm chức năng và hàng hoá có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu ngoại nhập; giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước ngoài.

Luật Dược
Hành nghề dược
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người hành nghề dược có thể chịu trách nhiệm chuyên môn cho mấy cơ sở kinh doanh dược? Chịu trách nhiệm chuyên môn về dược cho 02 cơ sở khác nhau có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hành nghề dược không đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu thì Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực?
Pháp luật
Người phiên dịch có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y thì có được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra?
Pháp luật
Ở cơ sở bán buôn thuốc nguyên liệu làm thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn có cần có kinh nghiệm hay không?
Pháp luật
Không hành nghề dược vì phải công tác và học tập ở nước ngoài hơn 1 năm bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược có đúng không?
Pháp luật
Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với đồng nghiệp, người thực hành chuyên môn về dược và những tổ chức liên quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật Dược
1,965 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật Dược Hành nghề dược

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật Dược Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề dược

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào