Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có được phép bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe không?
- Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có được phép bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe không?
- Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng quy định nào?
Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có được phép bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định:
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
...
3. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
...
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
...
Như vậy, đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe sẽ không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe còn không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp và không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau.
Xe hợp đồng có được bán vé cho hành khách? (Hình ảnh từ Internet)
Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
n) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
...
Như vậy, đối với hành vi điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bán vé hay thu tiền từng hành khách đi xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT có quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng các quy định sau:
+ Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
+ Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm;
+ Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
+ Phải được niêm yết thông tin sau: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải
- Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
- Vị trí niêm yết: phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
+ Cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
+ Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Phù hiệu, Biển hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
+ Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
+ Điểm đầu (vị trí đón khách đầu tiên ghi trong hợp đồng vận chuyển), điểm cuối (vị trí trả khách cuối cùng ghi trong hợp đồng vận chuyển) trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được xác định là vị trí nằm trên mặt đường hoặc tại vị trí có địa chỉ gắn với tên tuyến phố (tên tuyến đường), tên ngõ (hẻm) trong đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?