Xem bói hàng ngày, Gieo quẻ bói bài hàng ngày, Bói bài Tarot hàng ngày có phải mê tín dị đoan không?
Xem bói hàng ngày, Gieo quẻ bói bài hàng ngày, Bói bài Tarot hàng ngày có phải mê tín dị đoan không?
>> Manifest là gì? Cách Manifest như thế nào?
Trong xã hội hiện đại, các hình thức như xem bói hàng ngày, gieo quẻ bói bài và bói Tarot trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Xem bói hàng ngày, Gieo quẻ bói bài hàng ngày, Bói bài Tarot hàng ngày là những hoạt động phổ biến trong đời sống văn hóa của nhiều người. Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem các hình thức này có bị coi là mê tín dị đoan hay không vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi, phụ thuộc vào cách nhìn nhận từ góc độ văn hóa và niềm tin cá nhân.
Hiện nay pháp luật không có quy định nào cấm đối với hành vi xem bói hàng ngày, gieo quẻ bói bài hàng ngày, bói bài Tarot hàng ngày nếu việc xem bói hàng ngày, gieo quẻ bói bài và bói Tarot không nhằm mục đích trục lợi, không gây nên hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội.
Ngược lại, đối với hành vi lợi dụng việc xem bói hàng ngày, gieo quẻ bói bài hàng ngày, bói bài Tarot hàng ngày vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm pháp luật mà chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem bói hàng ngày, Gieo quẻ bói bài hàng ngày, Bói bài Tarot hàng ngày có phải mê tín dị đoan không? (Hình ảnh Internet)
Xem bói bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 7 và khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ - CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt đối với tổ chức là gấp 2 lần
Xem bói có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Tùy theo mức độ vi phạm, hoạt động mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt tội hành nghề mê tín dị đoan:
Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người hành nghề mê tín dị đoan có những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, trật tự an toàn xã hội nên bị xử lý hình sự như sau:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội mê tín dị đoan này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?