Xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm tại các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn đến năm 2030?
- Quan điểm của Chính phủ về giáo dục mầm non ra sao?
- Nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trong Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” thế nào?
- Nhiệm vụ cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?
- Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” thực hiện bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?
Quan điểm của Chính phủ về giáo dục mầm non ra sao?
Căn cứ Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.
Theo đó, tại Mục I Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018, quan điểm về giáo dục mầm non được xác định như sau:
- Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một;
- Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non, bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, công bằng và bình đẳng là trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Trên tinh thần đó, Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư.
Đến năm 2030, phòng học nhờ, phòng học tạm tại các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn sẽ được xóa bỏ 100% đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn trong Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” thế nào?
Dựa trên nội dung tại Mục III Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018, nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn được đề cập với những nội dung sau:
- Ban hành cơ chế chính sách phát triển giáo dục mầm non ở các địa phương đặc biệt khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung đông dân cư;
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện thực tế vùng miền; hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn; tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các nhóm lớp độc lập tư thục;
- Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi, biên giới, hải đảo.
Như vậy, Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” sẽ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nêu trên đối với công tác phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
Nhiệm vụ cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?
Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”, xác định mục tiêu chung của Chương trình như sau:
- Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học.
- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội;
- Bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 đề cập đến các mục tiêu phấn đấu đối với cơ sở giáo dục mầm non đến năm 2023 như sau:
- Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm;
- Xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương;
- Bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.
Như vậy, mục tiêu phấn đấu đối với cơ sở giáo dục mầm non đến năm 2023 được thực hiện như trên.
Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” thực hiện bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp?
Căn cứ Mục III Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;
- Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất;
- Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em;
- Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn:
+ Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng;
+ Tăng cường công tác phối hợp liên ngành;
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình.
Như vậy, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” được thực hiện theo 06 nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?