Xử lý liên đới trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như thế nào?
- Xử lý liên đới trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như thế nào?
- Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân nào?
- Áp dụng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân nào?
Xử lý liên đới trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định về xử lý liên đới trách nhiệm như sau:
Xử lý liên đới trách nhiệm
1. Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh:
a) Trường hợp đơn vị vi phạm bị xử lý bằng hình thức hạ bậc danh hiệu thi đua, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức phê bình; trường hợp đơn vị vi phạm nhiều lần, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm;
b) Trường hợp đơn vị vi phạm bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm; trường hợp đơn vị vi phạm nhiều lần, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:
a) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức phê bình;
b) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm đến xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức Khiển trách đến Tước danh hiệu Công an nhân dân, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm. Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật, thực hiện theo quy định của Bộ Công an về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
3. Thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp chịu trách nhiệm liên đới nếu để đơn vị, cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh hoặc để quá thời hạn xử lý vi phạm điều lệnh. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm nhiều lần mà trước đó thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp đã nhắc nhở, chấn chỉnh bằng văn bản hoặc nhắc nhở, chấn chỉnh trong cuộc họp, giao ban của đơn vị (nội dung chấn chỉnh, nhắc nhở được ghi trong biên bản họp, giao ban của đơn vị), đồng thời có văn bản báo cáo lãnh đạo cấp trên trực tiếp thì thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp không phải chịu trách nhiệm liên đới.
Như vậy theo quy định trên xử lý liên đới trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như sau:
- Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức phê bình.
- Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm đến xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm.
- Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức Khiển trách đến Tước danh hiệu Công an nhân dân, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
- Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật, thực hiện theo quy định của Bộ Công an về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
Xử lý liên đới trách nhiệm đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định cán bộ, chiến sĩ bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo khi vi phạm một trong các hành vi thuộc các nhóm hành vi sau:
- Có hành vi mua, bán, tàng trữ trái phép trang phục Công an nhân dân.
- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về kỷ luật khi công tác biệt phái, xã hội hóa.
- Khi gặp tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ có nguy cơ đe dọa, xâm phạm đến an ninh, trật tự, nhưng không tham gia giải quyết, không tìm cách ngăn chặn hậu quả xảy ra, không báo ngay cho đơn vị Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết.
Áp dụng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định áp dụng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm đối với cán bộ, chiến sĩ có hành vi vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như sau:
- Không tham gia chào cờ Tổ quốc theo quy định; khi làm nhiệm vụ trực ban, trực tiếp dân không ghi chép nội dung liên quan trong ca trực vào sổ, không đeo băng trực ban, không ký nhận, bàn giao hoặc giao, nhận không đầy đủ với ca trước hoặc sau ca trực của mình.
- Trong giờ làm việc, hội họp, học tập không mặc trang phục theo quy định, vắng mặt không có lý do, mang phương tiện có tính năng thông tin liên lạc vào phòng họp khi đã có quy định cấm; thực hiện không đúng các quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân.
- Trong giờ làm việc, mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán; hút thuốc trong khi làm nhiệm vụ, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và ở những nơi có quy định cấm; lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng họp, phòng khách, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị (trừ khi tổ chức lễ tang).
- Không nắm vững quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về chức trách, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác; làm việc không có chương trình kế hoạch; không xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuần; báo cáo không đầy đủ, kịp thời kết quả thực hiện nhiệm vụ; vi phạm chế độ nghỉ dưỡng, nghỉ phép.
- Thực hiện không đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về quản lý tài liệu; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện nghiệp vụ; quản lý vật chứng, phương tiện và đồ vật tạm giữ; quản lý tài sản, phương tiện của đơn vị; thu hồi trang phục, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, cành tùng, mũ kêp; thu hồi vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện nghiệp vụ, các giấy tờ công tác khác.
- Thực hiện không đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông, can thiệp trái phép vào việc xử lý vi phạm, kéo dài thời hạn hoặc trì hoãn việc xử lý vi phạm điều lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?