Xử lý nghiêm đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đúng không?

Xin hỏi, sẽ xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đúng không? anh Đông - An Giang

Ngày 17/5/2023, Văn phòng chính phủ ban hành Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 kết luận của phó thủ tướng chính phủ trần lưu quang tại hội nghị giao ban công tác quý I năm 2023; tổng kết kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết nguyên đán quý mão 2023 của ban chỉ đạo 389 quốc gia.

Hoạt động thương mại điện tử là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về khái niệm hoạt động thương mại điện tử như sau:

- Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

- Hiện nay, thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế số, nhưng song hành với những cơ hội phát triển thì thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp không ít thách thức trong việc quản lý xây dựng thị trường lành mạnh cũng như chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực này.

Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ,… trên nền tảng thương mại điện tử đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây mất niềm tin của người tiêu dùng.

lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu

Xử lý nghiêm đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Thông báo mới của Chính phủ?(Hình internet)

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 đề ra mấy nội dung giải pháp để thực hiện?

Tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 đã nêu rõ Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt;

- Một bộ phận cán bộ, công chức, sĩ quan thiếu tinh thần trách nhiệm, cá biệt có trường hợp “bảo kê” cho các hành vi vi phạm pháp luật; cơ chế, chính sách còn bất cập, sơ hở, bị các đối tượng lợi dụng;

- Việc trao đổi thông tin giữa các ngành, lực lượng, đơn vị về công tác buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp.

Do đó, để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên và tạo chuyển biến căn bản, hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương các cấp tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

- 1. Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;

+ Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay trong chính các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh; đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ;

+ Đồng thời, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- 2. Làm tốt công tác nghiệp vụ, bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;

+ Trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thuế suất cao…

- 3. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác

+ Kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công khai số điện thoại, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng Nhân dân theo quy chế của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

- 4. Thực hiện tổng kết Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 năm 2020 về tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử;

- 5. Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

+ Các biểu hiện tiêu cực, bất cập của các cơ quan chức năng;

+ Giúp người dân nhận biết, phân biệt hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

- 6. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thực hiện:

+ Kiện toàn thành viên BCĐ 389 quốc gia trong tháng 5/2023; rà soát các quy chế hoạt động của BCĐ 389 quốc gia, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cập;

+ Đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 năm 2022 Kế hoạch 111/KH-BCĐ389 năm 2022

+ Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Trưởng BCĐ 389 quốc gia;

+ Tổng hợp những kiến nghị, đề xuất về khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, báo cáo tháng 5/2023.

Xử lý nghiêm đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại Thông báo mới của Chính phủ?

- Từ quy định trên, nội dung xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được quy định tại nhiệm vụ, giải pháp thứ 4 của Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 cụ thể :

- Thực hiện tổng kết Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ thương mại điện tử là gì?
Pháp luật
Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
Pháp luật
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Sàn giao dịch thương mại điện tử đã hoạt động nhưng không đăng ký sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có phải là người tiêu dùng hay không?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bán hàng là gì? Người bán hàng trên website thương mại điện tử phải cung cấp thông tin nào?
Pháp luật
Thuế thương mại điện tử là gì? Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải đóng thuế?
Pháp luật
Mạnh tay quản lý thuế trong thương mại điện tử? Kinh doanh thương mại điện tử đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN?
Pháp luật
Mẫu phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh đối với ngành thương mại điện tử là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Người học ngành thương mại điện tử hệ trung cấp phải sử dụng thành thạo các kỹ thuật nào sau khi tốt nghiệp?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
1,330 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào