Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người như thế nào?
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thông qua những giải pháp nào?
- Điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?
- Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người như thế nào?
- Xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu như thế nào?
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thông qua những giải pháp nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thông qua những giải pháp sau:
- Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
- Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
- Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
- Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản lý rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi của tỉnh.
- Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện tích được nhà nước giao, cho thuê.
Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người như sau:
- Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
- Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó.
- Xử lý đối với mẫu vật các loài động vật hoang dã sau khi bẫy, bắt, bắn quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 32 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.
Xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu.
- Xử lý mẫu vật sống như sau:
+ Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh rủi ro để mẫu vật bị chết.
+ Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu hộ hoặc tiêu hủy.
- Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2019/NĐ-CP xử lý như sau:
+ Mẫu vật các loài Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.
+ Mẫu vật các loài Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?