Xúi giục người khác lựa chọn việc làm theo định kiến giới bị xử phạt như thế nào? Hành vi nào bị xem là vi phạm bình đẳng giới trong lao động?
Định kiến giới là gì?
Khái niệm định kiến giới được quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Theo đó, có thể hiểu định kiến giới là sự nhận thức, đánh giá chung của xã hội, cộng đồng về một chuẩn mực nào đó trong giới tính và gán ghép chúng cho phụ nữ và nam giới.
Thông thường, định kiến giới là những đánh giá tiêu cực, chưa phù hợp với tình hình xã hội thực tế và luôn nằm trong một giới hạn nhất định.
Một số định kiến giới vẫn còn phổ biến ở hiện nay như:
- Chồng là người trụ cột, có quyền quyết định mọi chuyện trọng gia đình;
- Nam giới thì phải làm những việc lớn, không được làm những công việc nấu nướng, làm đẹp;
- Là nam thì không thể mặc quần áo màu sắc, không được điệu đà;
- Là phụ nữ thì không thể làm được việc lớn, không được thực hiện những công việc quản lý;...
Xúi giục người khác nghỉ việc do định kiến giới có được không? Hành vi nào bị xem là vi phạm bình đẳng giới trong lao động?
Xúi giục người khác lựa chọn việc làm theo định kiến giới bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, hành vi xúi giục người khác lựa chọn việc làm theo định kiến giới bị xem là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động. Cụ thể như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
...
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới
Như vậy, hành vi xúi giục người khác lựa chọn việc làm theo định kiến giới bị phạt cảnh cáo.
Hành vi nào bị xem là vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lao động?
Theo nội dung của các quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 4 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động bao gồm những hành vi sau:
- Vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới;
- Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
- Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
- Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định;
- Đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới;
- Hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới.
Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện 01 trong 08 hành vi sau sẽ bị xem là vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động và chịu các hình thức chế tài nhất định đối với hành vi của mình.
Mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lao động bao nhiêu?
Tùy thuộc vào loại hành vi hành chính về bình đẳng giới trong lao động mà cá nhân vi phạm sẽ chịu mức phạt khác nhau.
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, khoản 3 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lao động như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP thì các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Cần lưu ý rằng, mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có hành vi phạm bình đẳng giới liên quan đến lao động nêu trên thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?